Công ty tôi có một nữ nhân viên mới vào làm, tính cách hướng nội thật thà, thế nên hay bị mọi người bắt nạt. Một lần nọ, công ty tổ chức liên hoan, cô ấy nghe điện thoại, không cẩn thận ấn mở loa ngoài, kết quả là cả công ty nghe xong cuộc hội thoại mặt cắt không còn giọt máu, vội vội vàng vàng xin lỗi cô ấy.
Cô nhân viên rụt rè
Chuyện là dạo gần đây, công ty tôi tuyển một lứa thực tập sinh mới, trong đó có một cô bé tên Trần Anh, tính cách rụt rè nhút nhát, làm việc rất cẩn thận, nhưng không kêu ca bao giờ, cũng chẳng có yêu sách hay tranh giành công lao với ai. Ngoài ra, trong khi hầu hết các bạn thực tập sinh đều dùng mẫu điện thoại mới nhất, có người còn đeo balo hàng hiệu đắt tiền, chỉ có mình Trần Anh dùng kiểu điện thoại từ 2 năm trước, đeo một chiếc túi vải cũ, điều kiện gia đình rất bình thường.
Lâu dần, cô ấy trở thành đối tượng bị bắt nạt. Tất cả nhân viên từ mới đến cũ đều đùn đẩy hết việc mệt nhọc cho Trần Anh làm một mình. Có một lần phải phân công nhân viên đến các khu vực trong thành phố làm nghiên cứu, trong đó khu vực phía Tây Nam là xa nhất, chẳng ai chịu đi. Tổ trưởng cũng không muốn gây sự với ai, đảo mắt quét quanh phòng liền giao cho Trần Anh. Theo lý mà nói, để một cô gái yếu đuối đi xa tít như vậy là không hợp lý, nhưng cũng không có ai lên tiếng phản đối. Để đảm bảo an toàn, tổ trưởng yêu cầu mọi người đúng 8 giờ tối tập trung tại công ty điểm danh xong mới được về.
Tối hôm đó trời mưa rất to, đường xá tắc nghẽn, Trần Anh lại không mang ô nên bị dính mưa ướt sũng, mãi 8 giờ 15 phút mới về đến công ty, nhưng kì lạ là chẳng có ai ở đó cả. Cô thắc mắc không biết mọi người đã đi đâu, liền gọi điện hỏi tổ trưởng. Lúc này tổ trưởng mới sực nhớ ra là đã lập một nhóm chat, hôm nay do trời mưa nên đã nhắn tin thông báo trong nhóm rằng mọi người xong việc thì về nhà luôn, không cần quay lại công ty nữa. Tổ trưởng quên không thêm Trần Anh vào nhóm, làm cô không biết thông báo, mất công chạy về công ty. Đã vậy, tổ trưởng cũng chẳng hề xin lỗi câu nào, chỉ bảo Trần Anh về nhà đi, cô cũng đành lủi thủi quay về.
Ảnh minh họa. |
Một lần khác, chị Vương ngồi cạnh Trần Anh có một buổi tụ tập, nhưng vẫn còn bản kế hoạch chưa làm xong. Chị Vương nhờ cô làm giúp, nhưng Trần Anh nói cô mới đến, không hiểu rõ cách làm việc này. Chị Vương cười nói: “Không sao, chị tin tưởng em, em cứ phát huy hết năng lực của mình nhé!”. Trần Anh nghe vậy đành nhắm mắt làm hộ. Đương nhiên, Trần Anh không biết cách làm nên làm không tốt.
Ngày hôm sau, sếp đến chỗ chị Vương mắng một trận té tát, nói từ trước đến giờ chưa thấy bản kế hoạch nào tồi tệ như thế. Chị Vương liên tục phủ nhận không phải chị ta làm, là Trần Anh muốn rèn luyện thêm nên đòi làm hộ, chị ta hết cách nên đành đồng ý. Thế là sếp lại quay sang mắng Trần Anh, mắng cô không có năng lực thì đừng có làm bừa.
Sếp vừa đi là chị Vương cũng lật mặt luôn, oán trách Trần Anh: “Có mỗi bản kế hoạch mà làm cũng không xong, đúng là vô tích sự”. Trần Anh không dám cãi lại, đành cố nhịn nỗi uất ức xuống.
Trần Anh giúp mọi người làm rất nhiều việc, thế nhưng những người đó lại nói xấu cười cợt sau lưng cô thật thà quá, xứng đáng bị bắt nạt. Chuyện cứ tiếp tục mãi đến hôm công ty tổ chức liên hoan.
Lần mở loa điện thoại chấn động
Trần Anh cứ như người vô hình ở bữa liên hoan, trong khi những người khác thì túm tụm lại ăn uống nói chuyện vui vẻ. Đột nhiên điện thoại của Trần Anh reo lên, cô ấn nút nghe, không may ấn luôn cả loa ngoài, trong điện thoại truyền đến giọng nói: “Con gái đấy à, dạo này ở công ty có ổn không? Vị trí phó tổng ở sẵn đấy thì không chịu làm, lại cứ muốn đi từ cấp thấp lên, đúng là chịu con rồi”.
Mặt Trần Anh đỏ bừng, cô tắt vội loa ngoài rồi nói vào trong điện thoại: “Bố ạ, con vẫn ổn, bố đừng lo, con đang đi ăn với đồng nghiệp, con cúp máy trước nhé”.
Âm lượng loa ngoài của Trần Anh rất lớn, tất cả mọi người ngồi cùng bàn đều nghe thấy, nghe xong ai cũng yên lặng không nói gì.
Ảnh minh họa. |
Lúc này chợt có người nhớ ra Chủ tịch công ty họ Trần, con gái ông ấy năm nay vừa tốt nghiệp đại học, nghe nói là đã sớm đến đây làm việc rồi mà mãi không thấy gì. Trần Anh cũng họ Trần, vừa nãy tất cả đều nghe tiếng điện thoại, ai cũng hiểu ra rồi: Trần Anh là con gái của chủ tịch công ty!
Bấy giờ mọi người mới ngượng ngùng, chị Vương vội vàng đến chúc rượu Trần Anh: “Trần Anh à, lúc trước chị lơ là không quan tâm em, em đừng để bụng nhé”. Đồng nghiệp cũng thi nhau đến xin lỗi, mong Trần Anh bỏ qua.
Trần Anh có chỗ dựa là người bố làm chủ tịch, thế nên thái độ của mọi người mới thay đổi 180 độ. Nếu như cô ấy thật sự chỉ là con gái của một gia đình bình thường, chắc chắn đồng nghiệp sẽ còn bắt nạt cô ấy dài dài. Chốn công sở là thế, lợi ích là chính, bắt nạt kẻ yếu, sợ hãi kẻ mạnh là quy luật. Chẳng có ai thương hại hay quan tâm người tốt ở nơi làm việc cả, thế nên bạn phải hiểu rõ những điều sau khi đi làm:
Phải học cách từ chối, đừng sợ đắc tội người khác
Nhớ rằng anh tôn trọng tôi thì tôi tôn trọng anh. Nếu bị người khác bắt nạt thì phải học cách đứng lên, không được sợ làm mất lòng người ta. Dù sao thì người quyết định tăng lương thăng chức cho bạn là cấp trên chứ không phải đồng nghiệp, nên không phải ngại người khác nghĩ gì về bạn.
Đừng để sự giúp đỡ của bạn trở thành điều rẻ mạt
Bạn cho rằng chỉ cần đồng nghiệp yêu cầu, bạn lập tức giúp đỡ, vậy là bạn sẽ tạo được mối quan hệ tốt với họ? Không hề, điều đó chỉ khiến đồng nghiệp cảm thấy sự giúp đỡ của bạn quá dễ dàng có được, dẫn đến việc bạn bị họ coi như “người hầu” mà thôi. Sự giúp đỡ đúng lúc và phù hợp mới là đúng đắn nhất.
Biết đấu tranh vì lợi ích của mình
Chốn công sở là nơi đặt lợi ích lên hàng đầu, không có chuyện khiêm tốn nhường cho người khác hay được người ta dâng đến tận tay. Lợi ích của mình thì hãy giành lấy, đừng nhượng bộ, nếu không thì mãi mãi bạn chẳng có được nó.
Đi ăn cưới cùng đồng nghiệp, đến cuối buổi trước đông đảo khách mời, anh bỗng quỳ xuống khiến tôi thảng thốt
Tôi biết tính Tuân rất hiền lành, chịu khó. Nhưng chuyện anh đang nuôi con riêng vẫn là điều khiến tôi trăn trở.