Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Nguyên học để làm, để hiểu, để ứng dụng

Theo Thanh Nguyên, mục tiêu ban đầu chỉ là học để biết, để làm để ứng dụng vào cuộc sống chứ không nghĩ nhiều về các thành tựu mình sẽ đạt được.
Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Nguyên là 1 trong số 20 sinh viên vừa nhận Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Nguyên là 1 trong số 20 sinh viên vừa nhận Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.

Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Nguyên - sinh viên năm thứ 5 (khoa Cơ khí) đã đạt hai giải ba và một giải nhì Olympic cơ học toàn quốc trong ba năm qua, cũng như được tặng nhiều suất học bổng trong quá trình học tập, với điểm trung bình tích lũy đạt 8,7/10đ.

Nữ sinh này còn là tác giả chính của bài nghiên cứu khoa học về “Tính toán thiết kế và lựa chọn mối ghép bulông giữa hộp giảm tốc và khung máy” đăng trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam số 304 (tháng 6/2023).

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM) đã nghiên cứu cách giải bài toán tổng quát chọn bulông phù hợp giữa hộp giảm tốc và khung máy giúp bản thân và các sinh viên khác có cơ hội đào sâu tìm hiểu về cơ sở lý thuyết tính toán của bulông, phục vụ cho các tính toán thiết kế cơ khí sau này.

Tính toán thiết kế và lựa chọn mối ghép bulông giữa hộp giảm tốc và khung máy" là một trong những đề tài khoa học điển hình trong nghiên cứu của Thanh Nguyên với vai trò trưởng nhóm và các thành viên khác.

Khi tìm tòi nghiên cứu cách giải bài toán tổng quát chọn bulông phù hợp giữa hộp giảm tốc và khung máy nhằm phục vụ cho việc học tập, Thanh Nguyên đã có cơ hội đào sâu tìm hiểu hơn về cơ sở lý thuyết tính toán của bulông, vốn là chương rất quan trọng và cũng là chương khó nhất trong môn Chi tiết máy - một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Nhờ đó mà Nguyên đã hiểu sâu hơn về cách tính bulông trong các bài toán thực tế và là người giải bài toán này.

Thêm vào đó, nữ sinh và các thành viên trong nhóm đã tạo ra một chương trình tính chọn bulông phù hợp chỉ bằng cách nhập thông số cụ thể vào. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc tra bảng và kiểm tra lại độ bền của bulông trong các máy móc thực tế. Nữ sinh cũng đã ứng dụng chương trình này vào đồ án 2 cùng luận văn tốt nghiệp của mình, qua đó tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong hai đồ án sau.

Theo Thanh Nguyên, mục tiêu ban đầu chỉ là học để biết, để làm để ứng dụng vào cuộc sống chứ không nghĩ nhiều về các thành tựu mình sẽ đạt được sau này.

"Giải thưởng này cũng là nguồn động lực, sự công nhận cho những nỗ lực mà nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Nguyên đã phấn đấu để tiến về phía trước. Vì suy nghĩ học để làm nên mình luôn muốn hiểu rõ bản chất vấn đề, nhờ đó mới chinh phục được các giải Olympic cơ học toàn quốc, cũng như được vinh danh tại giải thưởng nữ sinh Khoa học công nghệ Việt Nam 2024." Nguyễn Thị Thanh Nguyên chia sẻ.

Hoàng Toàn

Xây dựng mạng lưới nữ trí thức: Kết nối và Hợp tác vì sự phát triển Thủ đô Hà Nội

Xây dựng mạng lưới nữ trí thức: Kết nối và Hợp tác vì sự phát triển Thủ đô Hà Nội

Tọa đàm thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục và đặc biệt là các nữ trí thức ĐH Thủ đô Hà Nội