Nữ trí thức khu vực châu Á – Thái Bình Dương cùng "gỡ rối" cho vấn đề "Giới và STEM" tại Hội nghị APNN 2024

Hội nghị tập trung phân tích những yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM)

Trong khuôn khổ Hội nghị APNN 2024, Hội nghị khoa học chuyên đề "Giới và STEM" đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ nhiều quốc gia trong khu vực. Hội nghị tập trung phân tích những yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực này.

Toàn cảnh Hội nghị khoa học chuyên đề
Toàn cảnh Hội nghị khoa học chuyên đề "Giới và STEAM"

Mở đầu phiên họp, GS.TS. Jung Sun Kim, Nguyên Chủ tịch INWES, Phó Chủ tịch Đại học Dongseo, đã có bài phát biểu đề dẫn sâu sắc về "Văn hóa STEM và khoảng cách trong nhận thức về rào cản giới tính". Bà nhấn mạnh khoảng cách giới tính vẫn tồn tại rõ ràng trong STEM, thể hiện qua sự chênh lệch về số lượng, lĩnh vực nghiên cứu và vị trí công tác giữa nam và nữ. Các nỗ lực tập trung vào việc tăng số lượng phụ nữ trong STEM chưa hiệu quả do chưa giải quyết được các rào cản hệ thống.

GS.TS. Jung Sun Kim, Nguyên Chủ tịch INWES, Phó Chủ tịch Đại học Dongseo, đã có bài phát biểu đề dẫn về
GS.TS. Jung Sun Kim, Nguyên Chủ tịch INWES, Phó Chủ tịch Đại học Dongseo, đã có bài phát biểu đề dẫn về "Văn hóa STEM và khoảng cách trong nhận thức về rào cản giới tính"

Nghiên cứu sử dụng chỉ số GISE (Gender Inequality in STEM Index) do KWSE và INWES phát triển, cho thấy sự khác biệt đáng kể trong nhận thức về rào cản giới giữa nam và nữ, đặc biệt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi văn hóa và nhận thức để đạt được bình đẳng giới trong STEM, đồng thời khẳng định vai trò của GISE như một công cụ hữu ích cho việc hoạch định chính sách, góp phần thu hẹp khoảng cách giới và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Thực trạng khoảng cách giới tính trong STEM tại các quốc gia

Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Đồng chủ tọa Hội nghị khoa học chuyên đề
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Đồng chủ tọa Hội nghị khoa học chuyên đề "Giới và STEAM" phát biểu dẫn dắt Hội nghị

Các báo cáo viên đến từ nhiều quốc gia cũng đã chia sẻ những nghiên cứu, đánh giá thực trạng về khoảng cách giới trong STEM tại quốc gia mình. GS.Battsengel Baatar, Ủy viên Hội đồng INWES và Mạng lưới phụ nữ làm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học Mông Cổ (WSTEM), đã trình bày báo cáo "Những nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách giới trong khoa học công nghệ ở Mông Cổ: Phân tích đánh giá"

Các đại biểu tham gia Hội nghị đã chỉ ra nhiều
Các đại biểu tham gia Hội nghị đã chỉ ra nhiều "nút thắt" cần được tháo gỡ để phụ nữ có cơ hội bình đẳng trong STEAM. Đó là những định kiến giới cố hữu, chương trình giáo dục thiên lệch, thiếu hình mẫu phụ nữ trong lĩnh vực  khoa học, thiếu cơ hội  đào tạo và phát triển...

GS. Yoko Nameki, Giáo sư Đại học Chuo (Nhật Bản), đã phân tích sâu về "Thiên vị vô ý thức trong STEM: Tác động đến lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ và sự toàn vẹn của công nghệ AI". Theo bà, những thành kiến vô thức, những quan niệm cố hữu về giới trong xã hội đã tác động tiêu cực đến lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Bà cũng chỉ ra rằng sự thiên vị này còn len lỏi vào cả thuật toán AI và dữ liệu đào tạo, tạo ra những thách thức mới trong kỷ nguyên số.

Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong STEM:

Hội nghị đã chỉ ra nhiều "nút thắt" cần được tháo gỡ để phụ nữ có cơ hội bình đẳng trong STEM. Đó là những định kiến giới cố hữu, chương trình giáo dục thiên lệch, thiếu hình mẫu phụ nữ trong lĩnh vực khoa học, thiếu cơ hội đào tạo và phát triển... ThS. Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp (COSTAS), đã chia sẻ thực trạng giáo dục STEM và vị thế của phụ nữ trong STEM ở Việt Nam.

ThS. Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp (COSTAS), đã chia sẻ thực trạng giáo dục STEM và vị thế của phụ nữ trong STEM ở Việt Nam
ThS. Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp (COSTAS), đã chia sẻ thực trạng giáo dục STEM và vị thế của phụ nữ trong STEM ở Việt Nam

Bên cạnh những khó khăn, phiên họp cũng ghi nhận nhiều nỗ lực và sáng kiến đáng khích lệ nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong STEM. TS. May Rose Imperial, Quản lý Dự án, Hội đồng Công nghệ Philippine (PTC), đã trình bày về dự án W.I.S.E.R, nhằm khuyến khích nữ sinh theo đuổi ngành năng lượng tái tạo. GS. Rie Yamaguchi từ Nhật Bản đã có bài phân tích sâu sắc về định dạng giới trong lĩnh vực hệ thống thông tin.

Phiên họp "Giới và STEM" đã mang đến những góc nhìn đa chiều và những phân tích sâu sắc về thực trạng khoảng cách giới tính trong lĩnh vực STEM. Các báo cáo viên đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, từ thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, đến xây dựng chương trình giáo dục STEM phù hợp, tạo môi trường làm việc bình đẳng và  khuyến khích phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Phiên họp chuyên đề "Giới và STEM" tại Hội nghị APNN 2024 đã  thành công trong việc tạo ra một diễn đàn trao đổi thẳng thắn và sâu sắc về vấn đề  giới trong lĩnh vực STEM. Những chia sẻ, nghiên cứu và giải pháp được đưa ra tại phiên họp sẽ góp phần quan trọng vào nỗ lực chung nhằm xóa bỏ khoảng cách giới, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ phát huy tiềm năng trong khoa học công nghệ.

Diệu Thuần

Hội nghị mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2024 INWES APNN

Hội nghị mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2024 INWES APNN

“Vai trò của Phụ nữ trong Khoa học & Công nghệ và Hội nhập quốc tế vì Phát triển Bền vững”