Với mục tiêu nâng cao nhận thức và năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp (COSTAS) thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tích cực triển khai Nhiệm vụ “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
Theo thông tin từ Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp (COSTAS), vừa qua COSTAS đã lựa chọn và hỗ trợ 12 sáng chế của 08 nhà khoa học nữ và nhóm nghiên cứu tham dự Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của Phụ nữ lần thứ 17 (KIWIE 2024) từ ngày 20 – 22/6/2024 tại Trung tâm triển lãm Kintex, Hàn Quốc.
Toàn cảnh Lễ Khai mạc KIWIE 2024 |
Đoàn Việt Nam tham dự Lễ Khai mạc KIWIE 2024 |
Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của Phụ nữ (KIWIE) là sự kiện lớn nhất dành cho các nhà sáng chế nữ toàn thế giới được tổ chức thường niên từ năm 2008. Triển lãm do Hội nữ sáng chế Hàn Quốc (KWIA) phối hợp với Cục sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các bộ ngành: Bộ khoa học và thông tin truyền thông, Bộ công nghiệp và năng lượng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ doanh nghiệp vừa và nhỏ... tổ chức.
Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của Phụ nữ 2024 (KIWIE 2024) đã thu hút gần 20 quốc gia (Ba Lan, China, Korea, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Malaysia, Mông Cổ, Nga, Peru, Srilanka, Thailand, Tajikistan, Việt Nam, Yemen, …) với hơn 400 sáng chế và công nghệ được giới thiệu, trưng bày.
Năm nay, với chủ đề “Xem, trải nghiệm và mua các sáng chế của phụ nữ ở cùng một địa điểm”, KIWIE 2024 và Hội nghị sáng chế của phụ nữ chính là cơ hội quý giá để các nhà khoa học nữ Việt Nam giới thiệu sáng chế của mình đến cộng đồng quốc tế, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà sáng chế nữ khác và tìm kiếm tiềm năng hợp tác.
Song song với hoạt động Triển lãm còn có Tọa đàm về chính sách hỗ trợ phụ nữ thương mại hóa tài sản trí tuệ có sự tham gia của các Ủy viên Hội đồng IP5, bao gồm Cục Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO), Cục SHTT Nhật Bản (JPO), Cục SHTT Châu Âu (EPO), Cục SHTT Hàn Quốc (KIPO) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO)...
Tọa đàm về chính sách hỗ trợ phụ nữ thương mại hóa tài sản trí tuệ với sự tham gia của các Ủy viên Hội đồng IP5. IP5 là tên viết tắt của Hội đồng 5 Cục Sở hữu trí tuệ hàng đầu thế giới, được thành lập vào năm 2007 với tư cách là cơ quan tư vấn giữa các văn phòng SHTT của Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và năm quốc gia châu Âu, chiếm hơn 80% số đơn xin cấp bằng sáng chế của thế giới. IP5 xử lý khoảng 80% đơn xin cấp bằng sáng chế toàn cầu và xóa 95% tất cả các công việc được thực hiện theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT). |
Ngoài ra, các nữ khoa học và doanh nhân tham gia KIWIE 2024 còn tham dự Tập huấn của Học viện Lãnh đạo nữ Sáng chế Toàn cầu bao gồm những câu chuyện về quản trị tài sản trí tuệ và khởi nghiệp của các nữ sáng chế, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ông Kim Si-hyung, Giám đốc Cục Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc, cho biết: “Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới vì nó có liên quan đến Cuộc họp của Ủy viên IP5." “Chúng tôi sẽ không tiếc bất kỳ sự quan tâm nào và hỗ trợ để giúp các nữ sáng chế phát triển trong tương lai.” - Giám đốc Cục Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc chia sẻ thêm.
Sau 3 ngày hoạt động tích cực và sôi nổi, (KIWIE 2024) đã khép lại thành công với 01 giải Grand prize, 5 giải Semi-Grand Prize và nhiều Huy chương Vàng, Bạc, Đồng cùng với các giải đặc biệt từ các tổ chức liên quan được trao tặng.
Tại Triển lãm lần này, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam tham gia 03 gian hàng, trưng bày 12 sáng chế, giải pháp hữu ích và các sản phẩm KH&CN của 08 nữ khoa học được Nhiệm vụ “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030” hỗ trợ. Đây là lần thứ hai, các nhà khoa học nữ Việt Nam trực tiếp giới thiệu các sáng chế của mình tại KIWIE.
Nữ khoa học của các nước tham gia KIWIE 2024 tham quan gian hàng đoàn Việt Nam |
Nữ khoa học của các nước tham gia KIWIE 2024 tham quan gian hàng đoàn Việt Nam |
Có thể nói, lần ra quân thứ 2 này của Hội nữ trí thức Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công. Đoàn không chỉ đón nhiều nhà khoa học và doanh nghiệp của các nước đến thăm gian hàng, thể hiện mong muốn hợp tác nghiên cứu và thương mại các sản phẩm KH&CN, mà các sáng chế, các công nghệ và sản phẩm đăng ký dự thi còn được Ban tổ chức triển lãm đánh giá cao về tính sáng tạo và hàm lượng khoa học.
Đại diện nhóm nghiên cứu lên nhận Giải thưởng đặc biệt của Hội các nhà sáng chế và hợp lý hóa của Ba Lan và Huy chương Vàng KIWIE 2024 |
Nữ sáng chế Việt Nam hụp ảnh lưu niệm với Giám đốc KIPO |
Đoàn Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với Chủ tịch KIWIA |
Kết quả, đoàn xuất sắc giành được 13 giải thưởng, trong đó có 1 giải lớn thứ nhì (Semi- Grand Prize), 1 giải đặc biệt, 4 Huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 2 huy chương đồng. Đây thực sự là phần thưởng quý giá và nguồn khuyến khích động viên rất lớn đối với các nhà khoa học nữ Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu khoa học. Các giải thưởng này một lần nữa khẳng định sự ghi nhận của quốc tế về chất lượng và yếu tố sáng tạo của các nữ sáng chế Việt Nam.
Các nữ sáng chế đoàn Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với 13 giải thưởng của Ban Tổ chức KIWIE tại Văn phòng Đại diện KH&CN, Seoul, Hàn Quốc |
Trong các công nghệ dự thi của các nữ sáng chế thế giới đến từ gần 20 nước tham gia Triển lãm, Đoàn các nhà khoa học nữ Việt Nam đã gặt hái thành công lớn với 13 giải: 01 giải lớn thứ hai (Semi Grand Prix), 01 giải đặc biệt, 04 huy chương vàng, 05 huy chương bạc và 02 huy chương đồng, cụ thể như sau:
1.TS. Phan Thị Lan, nghiên cứu viên Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc cùng nhóm nghiên cứu với sáng chế đạt giải lớn thứ hai (Semi - Grand Prix) với sáng chế số 10 – 1898584 do Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc cấp ngày 9/9/2021 về “Cảm biến khí Hidro sunphua, phương pháp nhận biết và phương pháp chế tạo”
và Huy chương vàng với sáng chế số 10-2302790 do Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc cấp ngày 7/9/2018 về “phương pháp nhận biết cử động và thiết bị điện tử tương ứng điện tử”;
2. PGS.TS.NCVCC. Hà Phương Thư, Giám đốc Trung tâm Vật liệu Y – Sinh tiên tiến, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng nhóm nghiên cứu đạt Huy chương Vàng với Sáng chế số 22424 do Cục SHTT Việt Nam cấp ngày 30/10/2019 về “Phương pháp vi bao Curcumin bằng Fucoidan được chiết tách từ rong nâu (Laminaria japonica Aresch) và Saponin từ củ tam thất bắc (Panax notogingseng (Burk.) F. H. Chen) và hệ nano (Fucoidan-Gingseng-Curcumin) thu được theo phương pháp này”
và Sáng chế số 31505 do Cục SHTT Việt Nam cấp ngày 3/3/2022 về “Phương pháp sản xuất nano cao định chuẩn Ba kích tím (Morinda officinalis How) và hệ Nano cao định chuẩn Ba kích tím thu được theo phương pháp này” đạt Huy chương Bạc;
3. PGS.TS. Lê Thị Mai Hương, nguyên Phó Viện trưởng Viện công nghệ Xạ hiếm, hiện đang công tác tại Trung tâm Đào tạo hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cùng nhóm nghiên cứu đạt Huy chương Vàng với Giải pháp hữu ích số 3100 do Cục SHTT Việt Nam cấp ngày 14/2/2023 về “Quy trình xử lý nước thải chứa 2,4,6 Trinitrotaluen (TNT) bằng vật liệu nội điện phân lưỡng kim chứa FE và CU kích thước Nano”
và Giải pháp hữu ích số 3112 do Cục SHTT Việt Nam cấp ngày 15/2/2023 về “Quy trình sản xuất nội điện lưỡng kim chứa FE và CU kích thước hạt Nano và vật liệu nội điện phân được sản xuất bằng quy trình này” do Cục SHTT Việt Nam cấp ngày 15/2/2023 đạt Huy chương Bạc
4. Ths. Trần Hương Giang, Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu hệ Gen, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cùng nhóm nghiên cứu đạt Huy chương vàng với sáng chế “Chủng nấm Talaromyces sp.DC1 thuần khiết về mặt Sinh học” đã được chấp nhận đơn hợp lệ số: 97650/QĐ-SHTT ngày 13/11/2023 của Cục SHTT Việt Nam đạt giải đặc biệt của Hội sáng chế Ba Lan và Huy chương Vàng
5. GS.TS. Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Phòng thí nghiệp trọng điểm Quốc gia về lọc, hóa dầu cùng nhóm nghiên cứu đã đạt 02 Huy chương Bạc với Sáng chế số US 10 822 572 B2 do Cục Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ cấp ngày 3/11/2020 và Bằng sáng chế số 26789 do Cục SHTT Việt Nam cấp ngày 16/11/2020 về “ Quá trình sản xuất hệ dung môi sinh học gốc sử dụng chất xúc tác dị thể và hệ dung môi sinh học gốc thu được bằng quy trình này”, là một trong những thành phần tạo ra sản phẩm Phụ gia nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu lỏng, giảm phát thải khí ô nhiễm (FNT6VN). Sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Và Sáng chế “Chất Phụ gia dùng cho quá trình đốt cháy nhiên liệu rắn và quy trình sản xuất phụ gia này” đã đươc chấp nhận đơn của Cục Nhãn hiệu và Sáng chế của Mỹ cấp số 18232779 ngày 08/8/2023 và Cục SHTT Việt Nam số 1-2022-07602 tạo ra sản phẩm Phụ gia nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu rắn (than, nhiên liệu nguồn gốc sinh khối), giảm phát thải khí ô nhiễm (ECOAL). Sản phẩm này đã được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Cả hai sản phẩm đều đang được thương mại hóa mang lại hiệu quả kinh tế-kỹ thuật và môi trường rõ rệt tại Việt Nam;
6. TS. Nguyễn Thị Ngoan, Nghiên cứu viên, Viện hóa, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cùng nhóm nghiên cứu đạt Huy chương Bạc với Giải pháp hữu ích số 1627 do Cục SHTT Việt Nam cấp về “Quy trình sản xuất chế phẩm Nano Chitosan mang tinh dầu Nghệ Nano Cucurmin;
7. PGS. TS. Nguyễn Minh Tân, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Ứng dụng các Hợp chất Thiên nhiên (INAPRO), Đại học Bách Khoa Hà Nội với Công trình mang tên: “Giải Pháp Công nghệ Sản xuất Mật ong Thảo dược Di động và Thông minh” dựa trên Bằng độc quyền sáng chế được cấp theo Quyết định số 38090/SHTT-SC.IP của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ngày 02/5/2024 đạt Huy chương đồng;
8. PGS.TS. Đặng Thị Thanh Lê, Trường Đại học Thủy Lợi với Giải pháp Hữu ích số 3371 của Cục SHTT Việt Nam ngày 20/09/2023 về “Quy trình sản xuất chế phẩm tẩy rửa chứa Saponin từ bồ hòn” đạt Huy chương Đồng.
Vai trò của Sở hữu trí tuệ với hoạt động đổi mới sáng tạo
Sở hữu trí tuệ tạo ra hành lang pháp lý bảo hộ và bảo vệ tài sản trí tuệ, khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo của nữ trí thức