Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường ngày 17/8, nước sông lưu vực Nhuệ - Đáy bị ô nhiễm nặng, không đảm bảo để tưới tiêu.
Tổng cục Môi trường đã thiết lập 185 trạm quan trắc trên 5 lưu vực sông ở miền Bắc, bao gồm: sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Hồng - Thái Bình - Đà, sông Mã - Chu và lưu vực sông Lam. 185 điểm này đã xác định được 15 điểm ô nhiễm.
Theo Tổng cục Môi trường, chất lượng nước được đánh giá theo chỉ số WQI, dựa trên các yêu tố như nhiệt độ và kim loại, quy đổi từ 100 xuống 0, tương đương với các mức từ rất tốt, tốt, trung bình, kém, ô nhiễm nặng và ô nhiễm rất nặng. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nằm ở mức cuối cùng, chiếm đếm 13/15 điểm ô nhiễm nói trên.
Có đến 62% số điểm tại đây có mức WQI dưới 50, tức là mức xấu đến rất xấu, một nửa là dưới 25. Vì vậy cần có các biện pháp xử lý trong tương lai.
Ô nhiễm ở điểm cuối sông Tô Lịch giao với sông Nhuệ. Ảnh: Ngọc Thành |
Đoạn sông Nhuệ chảy qua TP Hà Nội có 7 điểm quan trắc có chỉ số WQI là 10 đến 25 - mức ô nhiễm nặng đến rất nặng, trong đó cầu Tó (Thanh Trì) và Cự Đà (Tả Thanh Oai) với mức 10, còn cầu Liên Mạc chỉ số cao nhất cũng chỉ gần 40.
Trên sông Đáy đoạn chảy qua Hà Nội và Hà Nam, phần lớn điểm quan trắc ghi nhận môi trường nước sông có chỉ số 26-50, tương với mức kém.
Với chỉ số trên, Tổng cục Môi trường đánh giá là nước sông Nhuệ - Đáy chỉ dùng cho mục đích giao thông, không thể dùng sinh hoạt hay tưới tiêu. Nguyên nhân là do khu vực này tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề của TP Hà Nội. Phần chảy qua Hà Nam được cải thiện hơn và có thể dùng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích tương đương khác.
Lịch tựu trường - khai giảng năm học 2020 - 2021 của cả nước giữa dịch COVID-19
Lễ khai giảng được các tỉnh ấn định ngày 5/9. Bộ GD&ĐT lưu ý các trường có thể tổ chức khai giảng trực tuyến nếu tình hình dịch COVID-19 vẫn phức tạp.