Nút giao cao tốc IC14 - Kết nối tầm nhìn chiến lược cho thị xã Lục Yên tương lai

Tuyến cao tốc Hà Giang – Yên Bái kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai có điểm đầu tại nút giao IC14_Km149+705 cao tốc Hà Nội - Lào Cai; điểm cuối tại thị trấn Việt Quang.

Việc kết nối liên tuyến này sẽ thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế các địa phương mà cụ thể là Lục Yên (Yên Bái) và Bắc Quang (Hà Giang) – nơi có cao tốc lưu thông qua.

8000 tỷ đồng kết nối cao tốc Hà Giang – Yên Bái vào tuyến cao tốc Lào Cai – Hà Nội

Với mong muốn phát triển kinh tế trọng điểm khu vực Tây Bắc, đặc biệt tập trung cho hai tỉnh Hà Giang và Yên Bái, Ban Quản lý dự án khu vực 2 và Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng ngân sách gần 8.000 tỷ đồng dựa vào nguồn vốn ODA Hàn Quốc để hoàn thiện tuyến cao tốc Hà Giang – Yên Bái, kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

Hạ tầng kết nối hai tuyến cao tốc này có điểm đầu tại nút giao IC14_Km149+705 cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối tại Km235+700 – Quốc lộ 2 thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, đi qua địa phận tỉnh Yên Bái và Hà Giang. Đây là tuyến trọng điểm kết nối với các cửa khẩu Tây Bắc như Cửa Khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), cửa khẩu Hữu Nghị (Lào Cai) trên trục tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

untitled(3).png
Nút giao IC 14 kết nối Hà Giang – Yên Bái
anh-2-1-.jpg
Tuyến cao tốc Hà Giang – Yên Bái sẽ thay đổi bộ mặt kinh tế Tây Bắc đặc biệt là các huyện có tuyến cao tốc đi qua như Bắc Quang (Hà Giang); huyện Lục Yên (Yên Bái)

Dự án được đánh giá là một trong những cao tốc hiện đại nhất khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Bộ với tổng chiều dài 83km, trong đó 16 cầu sẽ được xây mới gồm 2 cầu lớn, kết cấu dầm liên tục vượt sông Hồng, sông Chảy; 2 hầm đường bộ có chiều dài 1,12km.

Khi hoàn thành, dự án sẽ xây dựng đường cao tốc hoàn chỉnh 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80 - 100km/h, chiều rộng nền đường từ 22 m - 24,75m. Đây sẽ là lực đẩy về hạ tầng giao thông giúp thay đổi bộ mặt kinh tế Tây Bắc, đặc biệt là các huyện có tuyến cao tốc đi qua như Bắc Quang, Lục Yên.

Lục Yên – trọng điểm phát triển kinh tế du lịch của Yên Bái

Không chỉ sở hữu lợi thế phát triển về thương mại, nông nghiệp, khai khoáng, với tuyến cao tốc kết nối qua Lục Yên (Yên Bái), địa phương này còn đẩy mạnh phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

Yên Bái với nhiều kỳ quan được thiên nhiên ưu ái cũng như sự quan tâm thúc đẩy đầu tư phát triển của Chính phủ, trong đó phải kể đến Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà có diện tích quy hoạch 53.000ha được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 234/QĐ-TTg 2022.

Đây sẽ là khu du lịch quốc gia trọng điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa..., thu hút các nhà đầu tư lớn như Alphanam đầu tư gần 5.000 tỷ đồng xây dựng công viên văn hóa du lịch Thác Bà có tổng diện tích 2.594 ha gồm các hạng mục chính như khu resort nghỉ dưỡng; tổ hợp thương mại dịch vụ; khu khách sạn; khu vui chơi giải trí, thể thao; khu công viên, làng văn hóa.
Bên cạnh đó, Yên Bái còn phát triển nhiều sản phẩm du lịch khác như chợ đá quý Lục Yên, động Cảm Dương, suối Nậm Chắn, thảo nguyên Trung Yên…

anh-3.jpg
Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà (Yên Bái)
anh-4.jpg
Chợ đá quý Lục Yên – Kinh đô đá quý của Việt Nam
anh-5.jpg
Suối Nậm Chắn – Một trong tứ suối kỳ vĩ và đẹp nhất vùng Tây Bắc tọa lạc lại huyện Lục Yên
anh-6.jpg
Động Cảm Dương thuộc xã Liễu Đô, huyện Lục Yên - động đẹp nhất tỉnh Yên Bái và có thể được xếp hạng trong nhóm 10 hang động đẹp nhất Việt Nam
anh-7.png
Thảo Nguyên Yên Trung – Lục Yên – Yên Bái được ví như Đà Lạt thứ 2 vùng Tây Bắc

Tiềm năng phát triển kinh tế gắn liền với hạ tầng giao thông sẽ là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế Lục Yên trong tương lai, kết hợp cùng hàng loạt đại dự án đã được Chính Phủ phê duyệt sẽ tạo tiền đề cho Lục Yên (Yên Bái) chuyển mình theo định hướng trở thành đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, tầm nhìn 2022 – 2026.

MAI UYÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương