“Phá thai là vấn đề sức khỏe chứ không phải tội ác”

Cuộc chiến cho quyền tự quyết định cơ thể bản thân của phụ nữ thực chất đã diễn ra trong nhiều năm.

Mới đây, Tòa án Tối cao Mỹ đã lật ngược phán quyết trong vụ kiện Roe và Casey, đồng nghĩa với việc cho phép các tiểu bang có quyết định đối với việc phá thai, gây ra nhiều tranh cãi trái chiều trên toàn thế giới. Cuộc chiến cho quyền tự quyết định cơ thể bản thân của phụ nữ thực chất đã diễn ra trong nhiều năm.

Các nhà lãnh đạo thế giới coi quyết định thông qua luật cấm phá thai của Mỹ là "bước lùi"

Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson đều lên án quyết định mang tính bước ngoặt này. Ông Justin cho biết: "Không chính phủ, chính trị gia hay người đàn ông nào nên nói với một người phụ nữ rằng cô ấy có thể và không thể làm gì với cơ thể của mình. Thật khó để tượng tượng nỗi sợ hãi và tức giận mà phụ nữ Mỹ phải trải qua khi phán quyết".

Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định phá thai là "vấn đề sức khỏe và sống còn", đồng thời kêu gọi các nhà chức trách liên bang Mỹ hãy “làm mọi thứ có thể” để đảm bảo phụ nữ tại quốc gia này được tiếp tục tiếp cận với việc phá thai. Trên Twitter, Tổng thống Pháp chia sẻ: "Phá thai là quyền cơ bản của tất cả phụ nữ".

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng lật ngược án Roe v Wade là một 'bước lùi lớn'. Ảnh từ video: TheGuardian
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng lật ngược án Roe v Wade là một 'bước lùi lớn'. Ảnh từ video: TheGuardian

Đặc biệt, Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern bày tỏ: "Thật đau lòng khi phải chứng kiến việc phụ nữ bị tước bỏ đi quyền cơ bản, không được tự quyết định cơ thể của chính họ".

Bà chia sẻ thêm: "Tại New Zealand, chúng tôi đã thay đổi luật pháp và coi việc phá thai là vấn đề sức khỏe chứ không phải tội ác. Đó là quyền lựa chọn của phụ nữ. Quyết định này của Mỹ như một sư mất mát cho phụ nữ trên thế giới. Về vấn đề phụ nữ và trẻ em gái vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề, thách thức. Chúng ta cần tiến bộ hơn chứ không phải lùi lại phía sau".

Lãnh đạo Đảng Dân tộc Scotland, Nicola Sturgeon cũng cho biết: "Trong cuộc đời tôi, đây là một trong những ngày đen tối nhất đối với quyền của phụ nữ. Việc này sẽ khuyến khích các lực lượng chống phá thai và chống phụ nữ ở những quốc gia khác nữa".

Trên Twitter, Cựu Thủ tướng Úc, Julia Gillard cũng đã chia sẻ lại bài đăng bày tỏ sự đau lòng của cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama về quyết định này, đồng thời cũng lên tiếng cổ vũ phụ nữ tiếp tục đấu tranh cho quyền của họ.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ rằng ông cảm thấy "lo lắng và thất vọng" và nhấn mạnh phán quyết này làm giảm giá trị các quyền trong đó có cả quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ".

Ngoài ra, năm 2019, Phó Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, Kate Gilmore đã chỉa sẻ với trang The Guardian rằng chính sách cấm phá thai của Mỹ là hành động bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ: "Rõ ràng đây là sự tra tấn, là hành vi tước đoạt quyền được chăm sóc sức khỏe, là những thứ đi ngược lại với nhân quyền".

Cuộc tranh cãi chưa có hồi kết

Năm 2019, một tòa án Hàn Quốc đã đã ra phán quyết rằng lệnh cấm phá thai phải được xóa bỏ: "Lệnh cấm phá thai hạn chế quyền phấn đấu cho chính cuộc sống của bản thân của phụ nữ, cũng như vi phạm quyền sức khỏe của họ bằng cách hạn chế quyền tiếp cận với các thủ tục an toàn và kịp thời".

Tòa án cho biết: "Phôi thai hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ để tồn tại và phát triển, vì vậy không thể kết luận rằng chúng có cuộc sống độc lập, riêng biệt và được hưởng quyền sống".

Bên ngoài tòa án, hàng trăm phụ nữ đã hò reo và ôm hôn nhau khi tuyên bố được đưa ra. Nhà hoạt động Bae Bok-ju chia sẻ: "Đây là kết quả của sự đấu tranh không ngừng trong nhiều năm của phụ nữ. Chúng tôi xứng đáng nhận được sự chú ý, quan tâm và chúng tôi cũng xứng đáng được công nhận".

Một nhóm các nhà hoạt động kêu gọi bãi bỏ luật cấm phá thai vỡ òa cảm xúc trước quyết định của Tòa án Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap / EPA
Một nhóm các nhà hoạt động kêu gọi bãi bỏ luật cấm phá thai vỡ òa cảm xúc trước quyết định của Tòa án Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap / EPA

Năm 2020, nhóm các nhà hoạt động phản đối phá thai đã có cuộc biểu tình kéo dài 40 ngày bên ngoài các phòng khám trên khắp nước Anh. Họ đã theo dõi phụ nữ ra vào các phòng khám sản và phát tờ rơi chứa thông tin sai lệch về mặt y tế, bao gồm sự xuyên tạc về ung thư vú do phá thai.

Một thiếu niên 17 tuổi cần phá thai khi đó đã có cuộc trò chuyện với những người biểu tình: "Cô ấy nói rằng tôi là kẻ sát nhân khi giết chết chính đứa con của mình". Tại Bournemouth, một người phụ nữ cũng chia sẻ: "Họ đi lại ở bên ngoài phòng khám, chỉ trích và ép chúng tôi phải rời đi một cách thô bạo".

Tại thời điểm đó, tình hình Covid vẫn đang nguy hiểm, Dịch vụ Tư vấn bà bầu của Anh -  nhà cung cấp dịch vụ phá thai lớn nhất của Anh đã cảnh báo nhóm người biểu tình đang làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Các phòng khám ở London, Birmingham và Swindon đã buộc phải gọi cảnh sát để báo cáo những người biểu tình vi phạm các quy định giãn cách xã hội.

Năm 2021, tại Warsaw và các khu vực khác của Ba Lan, hàng nghìn người đã biểu tình trong vài đêm liên tiếp sau khi chính phủ cánh hữu thực hiện phán quyết của tòa án: áp đặt lệnh cấm gần như hoàn toàn đối với việc phá thai.

Hàng nghìn người biểu tình ở Ba Lan chống lại việc hạn chế phá thai. Ảnh cắt từ video: TheGuardian
Hàng nghìn người biểu tình ở Ba Lan chống lại việc hạn chế phá thai. Ảnh cắt từ video: TheGuardian

Bất chấp các quy định hạn chế virus corona và thời tiết giá buột với nhiệt độ dưới 0, nhiều người dẫn vẫn đổ ra đường biểu tình với các biểu ngữ "Cơ thể của tôi, tôi có quyền lựa chọn", "Cuộc cách mạng tử cung" hay "Hãy chịu trách nhiệm về những cái chết". Một số người còn đeo khăn tay màu xanh lá cây quanh cổ - biểu tượng của các nhà hoạt động vì quyền phá thai ở Argentina, nơi việc phá thai đã được hợp pháp hóa trước đó. Trước đây, vào năm 2016, Ba Lan cũng đã tốn không ít giấy mực của báo chí thế giới khi hàng triệu phụ nữ cũng đã tổ chức một cuộc đình công trên toàn quốc chống lại một lệnh cấm phá thai ở quốc gia này.

Hiện nay, sau khi Mỹ lật lại phán quyết Roe vs Wade, bên cạnh những nhà hoạt động phản đối phá thai đang vui mừng với quyết định mới bên ngoài tòa án, người dân Mỹ đã đổ xô đi biểu tình.

Người biểu tình  New York sau phán quyết của tòa án tối cao. Ảnh: Caitlin Ochs / Reuters
Người biểu tình  New York sau phán quyết của tòa án tối cao. Ảnh: Caitlin Ochs / Reuters
Thậm chí phụ nữ cũng phản đối phá thai và vui mừng bên ngoài tòa án tối cao Mỹ khi có quyết định của phán quyết. Ảnh: Evelyn Hockstein / Reuters
Thậm chí phụ nữ cũng phản đối phá thai và vui mừng bên ngoài tòa án tối cao Mỹ khi có quyết định của phán quyết. Ảnh: Evelyn Hockstein / Reuters

Không chỉ riêng Mỹ, tại London và Edinburgh (Anh), hàng trăm người cũng đã đổ xô ra đường để phản đối.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Anh. Ảnh: Ashlee Ruggels /PA
Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Anh. Ảnh: Ashlee Ruggels /PA

HƯƠNG GIANG (T/H)

Đội Công binh Gìn giữ hòa bình Việt Nam nhận nhiệm vụ ngay khi vừa tới Abyei

Đội Công binh Gìn giữ hòa bình Việt Nam nhận nhiệm vụ ngay khi vừa tới Abyei

Đội Công binh số 1 sau khi hội quân đủ đội hình 184 thành viên tại địa bàn đã bắt đầu đảm nhận ngay nhiều nhiệm vụ.