Phó Tổng thống da màu đầu tiên của Colombia: “Tôi lên tiếng để bảo vệ các dòng sông, cánh rừng và đồng hoang đang bị tàn phá"

Cuộc hành trình của Francia Marquez là một câu chuyện phi thường về sự gan góc đối mặt những khó khăn.

Tiếng nói của người Colombia gốc Phi

Francia Marquez lớn lên cùng mẹ bên bờ sông Ovejas ở La Toma, Colombia, nơi cộng đồng Afro-Colombia (Colombia gốc Phi) sinh sống từ thế kỷ XVII. Mang thai năm 16 tuổi, cô phải đi làm thuê ở một mỏ vàng cách nhà vài km để phụ giúp gia đình và sau đó được thuê làm người giúp việc.

Năm 1996, sau khi biết đến dự án của một công ty đa quốc gia, về việc mở rộng con đập trên sông Ovejas. 

Francia Marquez đã trở thành một hiện tượng quốc gia. Ảnh: Federico Rios/The New York Times
Francia Marquez đã trở thành một hiện tượng quốc gia. Ảnh: Federico Rios/The New York Times

Dự án này cũng là bước khởi đầu cho hành trình Francia Marquez - khi đó mới 15 tuổi - bắt đầu tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, và là khởi đầu cuộc đấu tranh lâu dài của Francia để bảo vệ quyền của dân tộc người Colombia gốc Phi cũng như giúp họ bảo tồn tài sản đất đai. Hai mươi năm qua là khoảng thời gian chiến đấu không ngừng của Francia Marquez chống lại các công ty đa quốc gia khai thác khu vực xung quanh sông Ovejas. Thậm chí đã có những lúc bà buộc họ phải rời đi.

500km đi bộ vì môi trường

Francia đã quyết định đi học luật để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dân tộc của mình - những người đang bị ép buộc ra khỏi nhà với danh nghĩa phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, vào năm 2014, khi hàng nghìn thợ mỏ bắt đầu xây đập, tích trữ đất để phát quang rừng và đào mương sâu, cắt đứt dòng chảy của sông, gây hủy hoại môi trường nghiêm trọng, Francia quyết định bỏ dở việc học của mình và trở lại La Toma. Quê hương của bà vốn là nơi nạn khai thác trái phép đang hoành hành. Mỗi năm, khoảng 30 tấn thủy ngân được thải ra các hồ và sông ở Amazon, gây nhiễm độc cho người và cá trong khoảng hơn 400km về phía hạ lưu. Ngoài ra, dòng sông bị nhiễm độc xyanua khiến cá bị bắt chỉ sau nửa giờ đã thối rữa.

Đối mặt với điều đó, cô thiếu niên trẻ tuổi đã huy động huy động những người phụ nữ ở La Toma tuần hành quãng đường 500km, 10 ngày đến Bogota, Colombia để phản đối. Đã có 80 phụ nữ tham gia, bao gồm cả một số người chưa bao giờ đi ra khỏi thị trấn nhỏ của họ nhưng được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của Francia. Cuộc biểu tình kéo dài khoảng 20 ngày. Cuối cùng, các nhà hoạt động đã giành chiến thắng, và chính phủ cam kết sẽ loại bỏ tất cả các trang trại, máy móc đang khai thác trái phép xung quanh Ovejas. Năm 2015, lực lượng đặc nhiệm quốc gia chống khai thác bất hợp pháp cũng được thành lập. Đây đều là kết quả của lòng dũng cảm và khả năng lãnh đạo của Francia.

Đáp trả những cống hiến của bà là nhiều lời đe dọa qua điện thoại hoặc tin nhắn, sự tấn công, thậm chí đe dọa về mạng sống, khiến con đường trở về nhà của bà nguy hiểm hơn. Dẫu vậy, Francia vẫn tiếp tục chiến đấu và khẳng định: “Với tư cách là những người hậu duệ gốc Phi, không có đất, chúng tôi sẽ trở thành những kẻ vô danh”.

Nhà hoạt động nhân quyền Francia Marquez. Ảnh: Juan Barreto, AFP
Nhà hoạt động nhân quyền Francia Marquez. Ảnh: Juan Barreto, AFP

Cái tên Francia Marquez trở nên quen thuộc

Kể từ đó, Francia đã có bằng luật và tổ chức nhiều diễn đàn trong các trường đại học. Đồng thời, bà cũng có cơ hội nhiều lần diễn thuyết trước các nhân vật chính trị và các tổ chức phi chính phủ. Năm 2018, bà được trao giải Goldman, tương đương với giải Nobel về môi trường. Năm tiếp theo, bà được nhắc đến trong danh sách 100 phụ nữ có ảnh hưởng nhất trên thế giới của BBC.

Francia Marquez chia sẻ: “Tôi lên tiếng để bảo vệ các dòng sông, cánh rừng và đồng hoang đang bị tàn phá. Ước mơ của tôi đó là đến một ngày, chúng ta sẽ thay đổi mô hình kinh tế đang chết này để tiến tới một một hình tốt hơn đảm bảo được sự sống”.

Bước chân vào con đường chính trị

Năm 2020, Francia Marquez bày tỏ tham vọng tham gia vào lĩnh vực chính trị qua một bài đăng trên Twitter: “Tôi muốn trở thành ứng cử viên. Những gì tôi mong muốn đó là sự tự do của người dân và nền dân trí được nâng cao. Tôi muốn đưa đất nước của chúng ta trở thành nơi đáng sống”.

Tháng 3/2022, bà tham gia bầu cử tổng thống sơ bộ của liên minh "Hiệp ước lịch sử" cánh tả và gây ấn tượng với vị trí cao thứ ba, giúp bà được chọn làm bạn đồng tranh cử của  Gustavo Petro.

Trong thời điểm này, Francia liên tục nhấn mạnh cuộc chiến cho nguồn cội lâu năm của bản thân: “Tôi là một phụ nữ người Colombia gốc Phi, trở thành mẹ ở tuổi 16 và giờ đã có hai người con, vẫn đang tiếp tục làm việc trong các hộ gia đình để có tiền trang trải. Đồng thời,  tôi cũng là một nhà hoạt động môi trường đã gặt hái được thành tựu, và trên hết là một luật sư có tiềm năng trở thành Phó Tổng thống da màu đầu tiên của Colombia”.

Ngày 21/6, Francia Marquez làm nên lịch sử khi trở thành Phó Tổng thống của Colombia.

Gustavo Petro và Francia Marquez trong lễ ăn mừng chiến thắng. Ảnh: Robert Bonet / AP
Gustavo Petro và Francia Marquez trong lễ ăn mừng chiến thắng. Ảnh: Robert Bonet / AP

Mới đây, bà đã tuyên bố với tư cách là Phó Tổng thống: “Đây sẽ là một chính phủ đại diện cho những người lao động. Chúng tôi ở đây để giúp phụ nữ tránh xa chế độ gia trưởng, thúc đẩy một xã hội công bằng”.

Ngoài ra, Francia cũng đã tiếp thêm sức mạnh cho các cử tri nông thôn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vũ trang kéo dài, thanh niên và phụ nữ thành thị, thúc đẩy các quyền cơ bản cho tầng lớp nghèo đói, khó khăn qua các bài phát biểu kêu gọi Colombia đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng giới.

HƯƠNG GIANG (T/H)

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden

Tổng thống Joe Biden chia sẻ cá nhân ông luôn dành nhiều tình cảm cho đất nước và người dân Việt Nam.