Marek Marzec (48 tuổi) đang được chăm sóc những ngày cuối đời tại một bệnh viện ở London (Anh) sau khi được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic vào tháng 4 năm 2024.
Marek cho biết, anh đã dành 12 năm ở London và Hertfordshire để cắt các tấm đá nhân tạo, đã phàn nàn về điều kiện làm việc tồi tệ. Anh cho biết, bản thân mình chỉ là một trong số nhiều người thợ được chẩn đoán mắc căn bệnh hiểm nghèo này sau thời gian dài hít phải bụi độc hại khi cắt mặt bàn bằng đá thạch anh hoặc đá nhân tạo trong nhiều năm.
Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng, những người thợ khai thác đá mắc bệnh bụi phổi silic cấp tính có thể gây khó thở nghiêm trọng và ghép phổi là phương pháp điều trị duy nhất. Tuy nhiên, Marek đã quá yếu để có thể trải qua ca phẫu thuật như vậy.
Marek cho biết anh đã phải chịu "cơn đau khủng khiếp" và không thể thở được chỉ bởi công việc gây ra.
"Tôi đến Anh với hy vọng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn và muốn đảm bảo rằng các con gái nhỏ của tôi được an toàn về mặt tài chính. Tuy nhiên, do công việc cắt bàn bếp bằng đá thạch anh, tôi đã mất đi khả năng thở và phải chịu đựng những cơn đau khủng khiếp” anh nói “Cuộc đời tôi đã bị rút ngắn chỉ bởi công việc của mình. Tôi không phải là người duy nhất bị đe dọa tính mạng vì loại bụi chết người này."
Bệnh bụi phổi silic là gì?
Bệnh bụi phổi silic là một bệnh phổi mãn tính do hít phải lượng lớn bụi silic tinh thể, thường kéo dài trong nhiều năm. Khi vào bên trong phổi, nó gây sưng (viêm) và dần dẫn khiến các vùng mô phổi cứng, có sẹo (xơ hóa) và không thể hoạt động bình thường.
Những người làm việc trong các ngành sau đây có nguy cơ đặc biệt:
- Xây dựng bằng đá và cắt đá – đặc biệt là với đá sa thạch
- Xây dựng và phá dỡ – do tiếp xúc với bê tông và vật liệu lát nền
- Sản xuất và lắp đặt mặt bàn làm việc, bàn bếp
- Sản xuất đồ gốm, đồ sứ và thủy tinh
- Khai thác đá
Các triệu chứng của bệnh bụi phổi silic thường mất nhiều năm mới xuất hiện và người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ vấn đề nào. Các triệu chứng có thể tiếp tục trở nên tồi tệ hơn ngay cả khi người bệnh không còn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Các triệu chứng chính bệnh bụi phổi silic là: Ho có đờm và khó thở dai dẳng, tức ngực, mệt mỏi kéo dài.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh
Người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi khoáng luôn luôn sử dụng các thiết bị bảo hộ như quần áo, kính mắt, khẩu trang chống bụi theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Đặc biệt, người thường xuyên làm việc trong nhà máy, công trường chứa bụi silic cần:
- Đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ trong khi làm việc.
- Sử dụng phương pháp làm ướt để cắt, bào hoặc mài vật liệu.
- Tắm rửa và thay quần áo sau khi làm việc.
- Không ăn hoặc uống trong hoặc gần khu vực chứa bụi silic.
- Rửa tay và mặt trước khi ăn.
Đối với những người không làm việc trong môi trường chứa bụi silic, để ngăn ngừa bệnh cần thực hiện:
- Duy trì cân nặng với chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
- Vận động nhiều nhất có thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, nhưng đừng quá gắng sức.
- Tránh tiếp xúc amiăng tại nhà: Nếu bạn đang sở hữu một ngôi nhà cũ nát sẽ rất nguy hiểm bởi chất amiăng trong các thiết bị nhà bạn không được an toàn có thể gây tăng nặng bệnh bụi phổi.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.
Nguồn: The Sun
5 hành vi ai cũng tưởng nghỉ ngơi nhưng thực chất đang “hút cạn” năng lượng, gọi mời bệnh tật
Đôi khi, có những hành vi chúng ta tưởng rằng đang cho cơ thể nghỉ ngơi, hồi sức nhưng thực ra càng làm nhiều càng mệt mỏi, thậm chí mắc bệnh tật.