Mặc dù làm việc tại Hà Nội, chỉ cách quê nhà khoảng 50 km, nam nhân viên IT vẫn rất lúng túng, chưa thể biết chắc chắn phương án về quê ăn Tết.
Để đề phòng những thay đổi bất ngờ trong quy định phòng dịch tại địa phương, Sơn quyết định sẽ về nhà sớm nửa tháng trước giao thừa.
“Trước ngày về nhà, tôi sẽ đi xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, tôi đang phân vân không biết nên tới trung tâm y tế hay đặt dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Mọi thông tin đều không rõ ràng và mù mờ. Tôi muốn tránh rủi ro lây nhiễm ở nơi công cộng để không vô tình mang Covid-19 về quê”, anh chia sẻ cùng Zing.
Khó nắm bắt thông tin
Theo Sơn, anh rất khó tra cứu và tìm kiếm về quy định cách ly y tế ở Hưng Yên thông qua Internet.
Biết được các chính sách sẽ còn thay đổi để phù hợp với tình hình dịch bệnh, Sơn chủ động xin nghỉ Tết từ 15/1.
|
Anh cảm thấy may mắn khi công việc của mình có thể làm tại nhà, không ảnh hưởng đến hiệu suất chung.
Công ty cũng tạo điều kiện cho anh và một số nhân viên khác trở về quê sớm, miễn là vẫn đảm bảo tiến độ dự án.
“Tôi đang nỗ lực thu xếp công việc để về nhà càng nhanh càng tốt. Đã 4 tháng nay, tôi chưa gặp gia đình vì sợ mang dịch bệnh về nhà. Nếu phải một mình đón Tết trên Hà Nội, tôi sẽ buồn lắm”, anh nói.
Tương tự Ngọc Sơn, Nguyễn Quỳnh Trang (25 tuổi) cũng đang rất lo lắng trước những quy định cách ly, phòng dịch thay đổi liên tục của địa phương.
Hơn nửa năm qua làm việc tại Hà Nội, Trang chưa có cơ hội về thăm gia đình ở TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
|
Gần đây, cô càng thêm sốt ruột khi đọc thông báo vận động người dân không nên về quê khi không thật sự cần thiết của thành phố.
“Mỗi ngày, tôi đều vào các trang web, hội nhóm mạng xã hội để cập nhật các quy định của tỉnh về việc cách ly đối với người vùng dịch về quê nghỉ Tết nhưng không thể tìm được thông tin rõ ràng, chính thức. Gần ngày về, tôi phải nhờ gia đình ra phường hỏi giúp quy định mới nhất. Các văn bản thay đổi, ban hành rồi rút bỏ liên tục thế này như ‘đánh đố’ chúng tôi”, Trang thở dài.
Hiện tại, Trang đã mua sẵn vé xe khách, đồng thời xin phép sếp cho nghỉ Tết sớm 3 ngày trước lịch nghỉ chính thức. Cô xác định tinh thần sẽ cách ly tại nhà 7 ngày sau khi về quê, mặc cho thời gian vui chơi dịp Tết sẽ bị rút ngắn.
“Theo tôi được biết người về từ Hà Nội như tôi sẽ phải theo dõi y tế tại nhà trong 7 ngày. Nhưng dù quy định không yêu cầu, tôi cũng sẽ tự cách ly như vậy. Về từ vùng dịch, tôi rất lo lắng khi mình chẳng may trở thành nguồn bệnh cho gia đình, làng xóm”, cô nói.
Không để nhiễm bệnh
Sau vài tháng trải qua giãn cách xã hội một mình ở Hà Nội, cũng như đương đầu với áp lực công việc, Diệu Hương (23 tuổi) mong mỏi ngày được trở về quê nhà.
Ban đầu, cô dự định sẽ bay về Quảng Bình gần dịp Tết Nguyên đán như những năm trước.
Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 mới tăng nhanh ở Hà Nội, cùng với quy định cách ly thay đổi từng ngày khiến cô phải cân nhắc lại kế hoạch.
Diệu Hương về nhà từ Tết Dương lịch, tránh cảnh đông đúc tại sân bay. |
Cuối tháng 12/2021, cô quyết định đặt vé máy bay để đón cả Tết Dương lịch và Tết Âm lịch bên gia đình.
“Năm nay, từ Tết Dương lịch đến Tết Nguyên đán không còn nhiều ngày. Sát Tết âm lịch, sân bay luôn chật kín người, tôi không muốn lặp lại cảnh chen chúc, xếp hàng như mọi năm nên quyết định về sớm để an toàn hơn”, Hương chia sẻ.
Trước khi lên đường, Hương đã tìm hiểu về quy định phòng, chống Covid-19 của hãng hàng không, đồng thời đọc kỹ điều kiện cách ly y tế của địa phương đối với người trở về từ vùng dịch. Theo đó, cô chỉ cần tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày.
Mặc dù không được đi đâu cho đến hết ngày 6/1, Hương vẫn rất thoải mái bởi được gần gũi với bố mẹ sau nửa năm xa cách. Gia đình cô cũng mong muốn con gái thu xếp về ăn Tết sớm vì sợ dịch bệnh trở nên phức tạp hơn.
“Lỡ có chuyện gì xảy ra lúc này, tôi cũng không lo lắng như thời gian xa nhà nữa vì tôi đang ở quê hương rồi”, cô nói.
Nỗi lo nhiễm bệnh, trở thành nguồn lây cũng khiến Nguyễn Thị Lan (25 tuổi, Hà Nội) lo lắng. Trước Tết Nguyên đán hơn một tháng, Lan đã lên kế hoạch xin làm online để về quê từ sớm.
|
Mọi năm, những ngày gần Tết Âm lịch, Lan thường cùng bạn bè ra phố phường mua sắm quần áo cùng quà bánh mang về gia đình.
Năm nay, cô hủy bỏ hầu hết kế hoạch đi chơi ngoài đường phố, hầu hết chỉ mua sắm trực tuyến để đề phòng nguy cơ trở thành F0.
Không những vậy, khi đặt vé xe khách về quê, cô cũng lựa chọn loại xe có cabin và rèm riêng, chuẩn bị cho mình cả găng tay, cồn khử khuẩn và kính chắn giọt bắn để đi đường.
“Tôi dự định sẽ về quê ở Nghệ An để ăn Tết vào ngày 20 Âm lịch. Tôi tìm hiểu và biết được quê tôi yêu cầu người dân về ăn Tết phải thực hiện test nhanh tại trạm y tế xã, đồng thời theo dõi sức khỏe tại nhà từ 3 đến 7 ngày. Tôi nghĩ quy định này là hợp lý trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay”, Lan cho hay.
|
Trong khi đó, Trần Mỹ Linh (25 tuổi) cũng đã chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch để về quê ăn Tết an toàn, đúng quy định. Điều đầu tiên cô làm đó chính là tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 3, tăng cường khả năng miễn dịch của bản thân.
Cô dự định lên xe về Nghệ An vào ngày 24 Âm lịch, tương tự những năm trước. Nếu quy định của địa phương không có gì thay đổi, cô sẽ chỉ cần theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày.
“Ban đầu, tôi lên kế hoạch về quê đón Tết Dương lịch cùng bố. Tuy nhiên, vì thương con gái đi xa và sợ hàng xóm bàn tán, bố dặn tôi hãy chờ đến Tết Nguyên đán rồi hẵng về”, Linh chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô tạm biệt gia đình để ra Hà Nội làm việc. Bởi bố sống một mình, Linh tự nhủ rằng sẽ về thăm nhà 2 tháng/lần. Có những dịp, cô về nhà tối thứ 7 và rời đi vào tối hôm sau chỉ để ăn một bữa cơm cùng bố.
Song, lời hứa của Linh không thể duy trì do dịch bệnh. Mãi đến đầu tháng 12/2021, cô mới về quê vài ngày sau thời gian dài kẹt ở Hà Nội.
“Tôi không ngại di chuyển xa hay quy định cách ly khó khăn, chỉ mong được về nhà”, cô nói.
Vietlott 7/1/2022 - Trực tiếp Vietlott Max 3D thứ 6 ngày 7/1/2022
Xổ số Vietlott hôm nay 7/1/2022 bắt đầu quay số mở thưởng từ lúc 18h, với loại hình Max 3