Shark Việt: lý do thất bại của các startup chính là "cả thèm chóng chán"

Đó là chia sẻ của vị cá mập “ông nội” tại hội thảo Shark Tank Seminar 2019 do Shark Tank Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại TP.HCM.

Khởi nghiệp chưa bao giờ là điu dễ dàng

Buổi tọa đàm 2 với chủ đề “Giải mã thất bại, khởi nghiệp thành công” có sự góp mặt của Shark Việt và 2 doanh nhân lão làng: ông Trịnh Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Công ty ICC, Nhà sáng lập thương hiệu Kem đánh răng Dạ Lan, ông Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch tập đoàn Mỹ Lan.

Theo "cá mập y tế" một trong những lý do thất bại của các startup chính là tính "cả thèm chóng chán" mà ông thấy đang ở nhiều startup hiện nay phải kiên trì thì mới có thể gặt hái được thành công. Bởi vì thực sự khởi nghiệp rất khó khăn, nếu như cả thèm chóng chán sẽ dễ thất bại. Tiền cũng rất quan trọng nhưng không phải là tất cả.

TOA DAM 2 - GIAI MA THAT BAI (2) - NGUYEN THANH VIET
Shark Việt: lý do thất bại của các startup chính là "cả thèm chóng chán".

Đó là lý do Shark Việt đã bắt tay cùng với Hải Hồ - Founder của Triip.vn. Trả lời về việc liệu có nghĩ đến việc sẽ thất bại khi cái bắt tay với Triip diễn ra "thần tốc" trong vòng 1 tháng thẩm định, ông Việt cho biết "Thất bại thì tôi cũng đã nghĩ tới. Tôi nghĩ kể cả khi phương pháp của chúng ta tốt thế nào đi chăng nữa cũng sẽ tồn tại những rủi ro. Không hẳn vì dự án, vì thị trường, vì mối quan hệ quốc tế tốt thì hẳn sẽ thành công. Trong kinh doanh, không ai có thể nói trước được điều gì. Cho nên nếu hôm nay có những gì hay từ các bạn startup, tôi nghĩ có gì chân thật thì cứ phải thẳng thắn trao đổi với nhau", Shark Việt chia sẻ.

Trong khởi nghiệp chưa bao giờ là điều dễ dàng. Không chỉ ở những người trẻ mới bước đầu tập tành trong kinh doanh này mà ngay cả những "lão làng" đôi khi cũng mắc phải những sai lầm khiến cho người chủ doanh nghiệp phải mất nhiều năm ròng sau đó phải miệt mài "xây dựng lại từ đống tro tàn", gầy dựng lại thương hiệu danh tiếng 1 thời của riêng mình. Câu chuyện của ông Trịnh Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Công ty ICC, nhà sáng lập thương hiệu Kem đánh răng Dạ Lan chính là một ví dụ điển hình.

TOA DAM 2 - GIAI MA THAT BAI (4) - TRINH THANH NHO - SANG LAP KEM DA LAN
Ông Trịnh Thành Nhơn chia sẻ bài học đắng lòng về thương hiệu Dạ Lan

Ông Trịnh Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Công ty ICC chia sẻ về câu chuyện thành công của sản phẩm kem đánh răng Dạ Lan. "Tôi nhớ năm xưa, cứ sáng sớm mỗi lần mà chúng tôi mở cửa nhà máy lại thấy có rất nhiều người đang xếp hàng chờ mua sản phẩm Dạ Lan. Và để giải quyết lượng khách, chúng tôi phát cho mỗi người một phiếu mua hàng, y như bây giờ các bạn bốc số chờ khám bệnh. Tôi có thể ví lúc đó chúng tôi tựa như một cô gái đẹp, có rất là nhiều thương hiệu và nhãn hàng tìm đến chúng tôi, điển hình nhất là: P&G, Unilever… Thời điểm đó, chúng tôi có thương hiệu được nhiều người biết đến, có dây chuyền công nghệ khoa học kỹ thuật.."

Khi Dạ Lan xây dựng được thương hiệu vững mạnh trên toàn quốc, ông đã có quyết định mà chính ông hiện nay phải thừa đó là sai lầm khi bắt tay hợp tác cùng Colgate và mất đi thương hiệu. Mãi một thời gian dài Dạ Lan "tái sinh"  một lần nữa giữa một "rừng" các sản phẩm ngoại đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống của người Việt Nam hiện nay.

Còn ông Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch tập đoàn Mỹ Lan đưa ra lời khuyên dành cho các startup hiện nay, để thành công, cần phải nhìn nhận lại bản thân mình, đi từ những bước nhỏ, biết lượng sức: "Cá nhân tôi cho rằng, khi khởi nghiệp các bạn phải nhìn vào bản thân mình trước. Liệu mình đã đủ kiên nhẫn chưa? Có chuẩn bị đủ chưa? Đã tìm hiểu về thị trường chưa? Có ai đã từng làm trước đó chưa? Rất nhiều câu hỏi bạn cần phải đặt ra và tự chấp vấn muốn khởi nghiệp nên xem trước mình đã".

Chia sẻ về vấn đề con người trong doanh nghiệp, làm thế nào để có thể quản lý tốt đội ngũ nhân sự của công ty, nhất là những người trẻ hiện nay đang có xu hướng "nhảy việc" ngày càng nhiều ở các doanh nghiệp.

TOA DAM 2 - GIAI MA THAT BAI (8) - TS NGUYEN THANH MY
TS Nguyễn Thanh Mỹ và câu chuyện khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Mỹ cho biết "khi bản thân là một người lãnh đạo, tôi cũng thường hay chia sẻ và nói chuyện với nhân viên của mình rằng mình muốn gì ở họ. Tôi giao quyền và để cho họ tự làm, tôi sẽ là người theo sát, hỗ trợ nhưng không bắt buộc họ phải làm theo ý của mình.

Tôi thấy khi làm sếp, nhất là những doanh nghiệp có những doanh nhân trẻ, rất nhiều bạn thường hay bắt nhân viên làm theo ý của mình. Cứ để họ tự phát huy khả năng của họ. Mình chỉ là người đứng sau dõi theo, tiếp thu và áp dụng những ý tưởng sáng kiến mà họ làm để có thể giúp đỡ cộng đồng.

Thêm vào đó, khi tôi xây dựng một doanh nghiệp tôi luôn chú trọng về môi trường làm việc, xây dựng một văn hóa công ty văn minh, xây dựng một chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên. Cuối cùng, là người lãnh đạo, mình luôn phải là người đi tiên phong đầu tư vào con người trước"

Tại sao nhiều startup “ngáo giá”

Bên cạnh những tác động nhất định của tình hình kinh tế vĩ mô thì một nguyên nhân khác đến từ việc các doanh nhân trẻ thường phạm phải một số lỗi cơ bản khi khởi nghiệp. Trong đó, việc định giá công ty quá cao so với thực tế, "ngáo giá" khi kêu gọi đầu tư luôn là vấn đề gây nên nhiều tranh cãi.

Giải đáp cho thắc mắc tại sao lại có sự tranh cãi chênh lệch về việc định giá giữa startup với nhà đầu tư, theo shark Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thế Kỷ Cen Group "tại sao định giá hiện nay lại gây tranh cãi? Bởi vì mục đích của người định giá khác nhau, người đi gọi vốn lại đi định giá tương lai, trong khi người bỏ tiền ra lại muốn mua giá trị ở hiện tại, vì thế xảy ra sự chênh lệch vô cùng lớn"

Trong phiên thảo luận “Định giá đúng, gọi vốn trúng”, Shark Dzung Nguyễn cũng thú nhận startup tại Shark Tank bị ông ép giá nhiều hơn bên ngoài. Tuy nhiên, sau thẩm định thì Giám Đốc Quỹ Đầu Tư Cyber Agent Việt Nam và Thái Lan có thể tăng giá lên cho startup.

Chia sẻ về góc nhìn đầu tư và cách thức xuống tiền, shark Dzung nói: “Trong quá trình lựa chọn và đưa ra offer thì tôi sẽ tính toán dựa trên các con số mà các bạn đang nói và quan trọng hơn là tôi sẽ nhìn thấy tiềm năng trong tương lai của cái đấy nhiều hơn ở hiện tại, và tôi đưa ra con số offer mà tôi nghĩ phù hợp để đưa ra quyết định để sau này tôi giải ngân một cách nhanh chóng”

TOA DAM 3- DINH GIA DUNG GOI VON TRUNG (7) - PHAM THANH HUNG
Shark Hưng và câu chuyện thẩm định giá. 

Còn với “cá mập kén ăn” Phạm Thanh Hưng, ông lại phân bổ đầu tư cho startup theo 2 hướng khác nhau và có xu hướng trả giá “xởi lởi” hơn cho các startup nằm trong hệ sinh thái bất động sản của Cen Group, và ngược lại khắt khe với các startup trái hệ sinh thái khi đặt mình ở vai trò của một nhà đầu tư tài chính.

“Ngoài ra tôi cũng định giá dựa trên con số các bạn nói bởi vì định giá thị trường thì phải có nguyên tắc. Chúng ta tạm gọi là so sánh nhưng trong thực tế startup chả có startup nào giống nhau cả. Mô hình đó quá mới thì chưa có con số nào để so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. 

Vì vậy đối với các bạn startup thật sự, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và những lĩnh vực mới thì việc định giá của các Shark cũng khá là cảm tính. Chủ yếu là đầu tư vào con người, bởi vì trông founder cũng đáng tin cậy, trong những mô hình mới như vậy tất cả các con số đều rất khó kiểm chứng, Các bạn đi gọi vốn thì cái tính đúng sai chưa chắc đã quan trọng bằng tính logic” – Shark Hưng chia sẻ thêm.

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương