Sở y tế Bắc Giang lý giải nguyên nhân khiến 4 học sinh bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19

Hiện 2 học sinh ở Bắc Giang bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19 đang cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai phải can thiệp tim phổi nhân tạo.

Trước đó, ngày 24-11, ngành y tế tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho học sinh cấp 3 tại 2 trường: Trường THPT Nội trú Sơn Động và Trường THPT Sơn Động. Trong quá trình tiêm đã ghi nhận 4 học sinh tại 2 trường bị sốc phản vệ, với các triệu chứng nặng như: choáng váng, khó thở, đau tức ngực, buồn nôn.

Sau khi được các nhân viên y tế tại địa phương sơ cứu, 2 học sinh này được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. 2 học sinh bị nhẹ, được điều trị tại Trung tâm Y tế Sơn Động (Bắc Giang), đến chiều 27-11 đã ổn định, xuất viện.

Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi. Ảnh: TTXVN
Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi. Ảnh: TTXVN

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, 2 bệnh nhân bị sốc phản vệ sau tiêm vắc xin Covid-19 ở Bắc Giang đều được can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo), hiện một trong số 2 học sinh này đã có diễn biến sức khỏe đã tốt hơn.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang, cho biết bước đầu xác định 4 học sinh bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Pfizer là do cơ địa. Bà Hương cũng cho biết, trong tuần tới, Sở Y tế Bắc Giang sẽ họp hội đồng chuyên môn để đánh giá sự cố tiêm chủng này.

Được biết, trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi, Bắc Giang dự kiến sẽ tổ chức tiêm cho 173.977 em.

Minh Khang (t/h)

Bổ sung chức năng tự nhập thông tin tiêm chủng trên PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử

Bổ sung chức năng tự nhập thông tin tiêm chủng trên PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử

Theo Bộ Y tế, trên phiên bản sắp tới của PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử người dân có thể tự nhập thông tin tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.