Soi thiết kế "khủng" 2 nhà ga 53.000 tỷ ở Sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất mới khởi công

Sân bay Long Thành lấy hình ảnh hoa sen làm ý tưởng chính sử dụng xuyên suốt còn nhà ga T3 có phần mái lấy cảm hứng từ tà áo dài.

Chiều 31/8, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công đồng loạt 3 gói thầu quan trọng với tổng mức đầu tư khoảng 53.000 tỷ đồng của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất.

Các gói thầu được khởi công gồm: Gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Sân bay Long Thành: Hình ảnh hoa sen sử dụng xuyên suốt 

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2021, chia làm ba giai đoạn.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2021, chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu dự án xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hoá một năm.
Giai đoạn đầu dự án xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hoá một năm.
Theo ACV, dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm
Theo ACV, dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm

Nhà ga hành khách là hạng mục quan trọng nhất của dự án sân bay ở giai đoạn 1. Đây là phương án của Heerim Architects and Planners Co., Ltd (Hàn Quốc), lấy hình ảnh hoa sen làm ý tưởng chính và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục.

Gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách Long Thành có giá trị lên đến hơn 35.000 tỷ đồng, thời gian thi công 39 tháng. 

Khu vực bên trong sảnh làm thủ tục sân bay. Công trình nhà ga hành khách được thiết kế xây dựng và áp dụng các công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực hàng không.
Khu vực bên trong sảnh làm thủ tục sân bay. Công trình nhà ga hành khách được thiết kế xây dựng và áp dụng các công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực hàng không.
Nhà để xe bốn tầng được thiết kế hiện đại với màu xanh chủ đạo của hệ thống cây xanh.
Nhà để xe bốn tầng được thiết kế hiện đại với màu xanh chủ đạo của hệ thống cây xanh.
Đài kiểm soát không lưu sân bay được lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen. 
Đài kiểm soát không lưu sân bay được lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen. 
Trạm kiểm soát an ninh ra vào sân bay
Trạm kiểm soát an ninh ra vào sân bay
Khu vực chế biến các suất ăn của sân bay 
Khu vực chế biến các suất ăn của sân bay 
Trung tâm cứu hộ cứu nạn sân bay
Trung tâm cứu hộ cứu nạn sân bay
Khu vực xuất cảnh, kiểm tra an ninh và hải quan sân bay 
Khu vực xuất cảnh, kiểm tra an ninh và hải quan sân bay 
Nhà ga hành khách được xem là
Nhà ga hành khách được xem là "trái tim" của sân bay Long Thành với hình ảnh hoa sen sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế

 Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Phần mái lấy cảm hứng từ tà áo dài 

Cùng với việc khởi công sân bay Long Thành, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất với các hạng mục nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn phía trước cũng được khởi công. 

Công trình có tổng mức đầu tư gần 10.990 tỷ đồng, thi công trong 20 tháng, khai thác từ quý 2/2025.

Trong đó, nhà ga hành khách gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng 112.500 m2. Nhà ga có 90 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy gửi hành lý tự động, 42 kiot check in, 27 cửa ra tàu bay (13 cửa ống lồng và 14 cửa bằng xe bus), 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách. 

Nhà ga hành khách T3 sau khi hoàn thành sẽ là nhà ga hành khách quốc nội có công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tàu bay. Qua đó, góp phần giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.

Phối cảnh nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với kiến trúc mái nhà ga lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống
Phối cảnh nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với kiến trúc mái nhà ga lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống
Sau khi hoàn thành, nhà ga hành khách T3 là nhà ga hành khách quốc nội có công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tầu bay (Code C và Code E).
Sau khi hoàn thành, nhà ga hành khách T3 là nhà ga hành khách quốc nội có công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tầu bay (Code C và Code E).
Gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga T3 là hạng mục quan trọng nhất, có tổng mức đầu tư gần 9.300 tỷ đồng, dự kiến thi công trong 20 tháng và sẽ hoàn thành đưa vào vận hành thử vào đầu quý II/2025.
Gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga T3 là hạng mục quan trọng nhất, có tổng mức đầu tư gần 9.300 tỷ đồng, dự kiến thi công trong 20 tháng và sẽ hoàn thành đưa vào vận hành thử vào đầu quý II/2025.
Sảnh đón trả khách nhà ga T3 
Sảnh đón trả khách nhà ga T3 
Dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hoàn thành quy hoạch cảng với công suất 50 triệu hành khách/năm
Dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hoàn thành quy hoạch cảng với công suất 50 triệu hành khách/năm
Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất gồm 3 hạng mục chính là nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga, với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng.
Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất gồm 3 hạng mục chính là nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga, với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng.
Phối cảnh kiến trúc nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn: ACV

*Nguồn ảnh: ACV

Trang Anh

Sân bay Changi triển khai cầu tải hành khách hoàn toàn tự động

Sân bay Changi triển khai cầu tải hành khách hoàn toàn tự động

Cầu tải hành khách hoàn toàn tự động đang được thử nghiệm sẽ đảm bảo quá trình cập bến được "hoàn thành liên tục" trong vòng chưa đầy hai phút.