Tăng cường triển khai và bản địa hóa Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về Phụ nữ - Hòa bình và An ninh (WPS) ở cấp độ quốc gia

Đây là một phần của dự án “Trao quyền cho phụ nữ vì hòa bình bền vững: Phòng ngừa bạo lực và Thúc đẩy sự gắn kết xã hội tại ASEAN".

Từ ngày 9-11/4/2025, tại Jakarta, Indonesia, Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN (ASEAN-IPR) và UN Women Indonesia tổ chức khóa tập huấn với chủ đề: “Tăng cường triển khai và bản địa hóa Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về Phụ nữ - Hòa bình và An ninh (WPS) ở cấp độ quốc gia”. Đây là một phần của dự án “Trao quyền cho phụ nữ vì hòa bình bền vững: Phòng ngừa bạo lực và Thúc đẩy sự gắn kết xã hội tại ASEAN', với sự hỗ trợ của Chính phủ Canada, Hàn Quốc và Vương quốc Anh với mục đích:

1. Nâng cao kỹ năng và kiến thức của các đầu mối liên lạc từ các Bộ ngành chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động quốc gia (KHQG - NAP) của PNHBAN (WPS), bao gồm cả giám sát và đánh giá (M&E).

2. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN thông qua việc trao đổi kinh nghiệm và các thông lệ tốt nhất trong việc triển khai Nghị trình Phụ nữ, Hoà Bình và An ninh của Liên Hợp quốc (Nghị trình).

3. Cung cấp các công cụ thực tế và hướng dẫn về việc bản địa hóa chương trình nghị sự WPS, bao gồm việc phổ biến Bộ công cụ bản địa hóa và Hướng dẫn cho Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.

4. Cung cấp nguồn lực để hỗ trợ các bên hữu quan thiết kế và thực hiện triển khai các Kế hoạch Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hoà bình và An ninh một cách hiệu quả.

5. Tăng cường hiểu biết về vai trò quan trọng của các tác nhân phi nhà nước khác như: các tổ chức xã hội, hiệp hội, các liên đoàn phụ nữ và thanh niên, khu vực tư nhân, học viện và các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong việc thúc đẩy việc thực hiện Nghị trình ở cả cấp quốc gia và địa phương.

Khai mạc khóa tập huấn
Khai mạc khóa tập huấn
Các học viên chụp ảnh lưu niệm với Ban tổ chức.
Các học viên chụp ảnh lưu niệm với Ban tổ chức.

Chương trình được tổ chức rất khoa học và có sự chia sẻ một số kết quả thực tiễn của một số nước ASEAN như Indonesia, Thái Lan, Philippine, Campuchia, Đông Timor. Mở đầu là nội dung thúc đẩy sự tham gia và đối thoại mang tính xây dựng với các tác nhân xã hội dân sự/phi nhà nước để thực hiện chương trình nghị sự WPS tại ASEAN. Các học viên chia sẻ kinh nghiệm và cơ chế điều phối tiềm năng để thu hút các tổ chức xã hội tham gia thực hiện NAP của WPS, bao gồm các thách thức, bài học kinh nghiệm và những quy định phù hợp, những ý tưởng, nguồn lực và các hoạt động hợp tác tiềm năng cũng như các cơ chế phối hợp thực hiện KHQG.  Đặt ra mục tiêu rõ ràng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và kết quả dự kiến đạt được trên cơ sở lựa chọn các chỉ số phù hợp ở nhiều mức độ khác nhau để đo lường hiệu quả tiến độ hướng tới các mục tiêu của KHQG.  Các đại biểu tham gia chương trình đã khám phá các cơ chế và phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau, đảm bảo thu thập dữ liệu có liên quan và đáng tin cậy để ra quyết định.

Ngoài ra, đại biểu cũng đã được giới thiệu một cách tổng thể về  chu trình của giám sát và đánh giá KHQF về PNHBAN, các loại bài học kinh nghiệm về thu thập và xử lý số liệu, cũng như báo cáo và các biện pháp thực hành tốt nhất, có thêm ví dụ từ Philippines. Tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch hành động để xác định các bước tiếp theo.

Thầy Miki Jacevic, Chuyên gia quốc tế về Nghị trình và KHQG đang hướng dẫn bài tập tại lớp cho học viên.
Thầy Miki Jacevic, Chuyên gia quốc tế về Nghị trình và KHQG đang hướng dẫn bài tập tại lớp cho học viên.

Năm 2024, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động quốc gia đầu tiên về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh qua Quyết định 101/TT/QĐ/2024 của Thủ tướng Chính Phủ , theo đó, Bộ Ngoại giao chủ trì, Bộ Lao động, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cùng các bộ ban ngành có liên quan là các đơn vị phối hợp và thực hiện. Tuy  NAP Việt Nam mới ban hành, nhưng các vấn đề nổi cộm như: Biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên nhiên và con người, bất hòa trong xã hội, tội phạm có tổ chức, mối đe dọa trên không gian mạng, phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh có xung đột, khủng hoảng, đại dịch, hay trên không gian mạng, v.v.  đã được Chính phủ rất quan tâm từ nhiều năm qua với các Nghị định, thông tư phù hợp. Đối với các bối cảnh an ninh phi truyền thống này, thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí ra quyết định, đảm bảo hợp tác quốc tế để thực hiện Nghị trình và KHQG, tăng cường sự tự lực, tự cường, và tự vệ của người dân và của chính quyền các cấp là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối tình hình an ninh, kinh tế, chính trị và môi trường trên thế giới đang diễn biến vô cùng phức tạp như hiện nay.

Đoàn Việt Nam gồm 6 người – đại diện UN WOMEN Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp (COSTAS) thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam và Trung tâm giáo dục và phát triển phụ nữ đã tham gia tích cực các bài tập và chia sẻ kinh nghiệm với các bạn của các nước ASEAN tham gia.

Tăng cường triển khai và bản địa hóa Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về Phụ nữ - Hòa bình và An ninh (WPS) ở cấp độ quốc gia

Hy vọng phụ nữ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động Hòa bình và An ninh không những trong nước, khu vực mà cả thế giới trong thời gian tới, và mô hình thực hiện Nghị trình cũng như KHQG về PNHBAN của Việt Nam luôn được đúc kết và chia sẻ rộng rãi trong nước và trên diễn đàn quốc tế.

PV

Thủ tướng nêu 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Thủ tướng nêu 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn".