Tập luyện ‘điên cuồng’ nhưng cơ thể vẫn tích đầy mỡ 'xấu' chỉ vì làm sai 1 điều, nhiều người vẫn mắc

Song song với việc tập luyện thể thao, mọi người cần lưu ý thêm một điều để hạn chế để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Một số người có thói quen tập luyện ‘điên cuồng’ chẳng hạn như chạy 30-40km/tuần nhưng lại thường xuyên ăn đồ ăn nhanh vào bữa tối hoặc ăn uống ‘vô độ’ vào cuối tuần vì cho rằng việc tập luyện sẽ giúp tiêu hao năng lượng và giúp giảm cân.

Nguyên nhân là do nhiều người cho rằng lượng calo dư thừa từ bữa ăn sẽ được đốt cháy nó trong buổi tập luyện tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế việc mọi người tập luyện lâu hơn hoặc tập luyện với cường độ cao hơn không thể đảo ngược hoàn toàn tác động của chế độ ăn uống tồi tệ.

 Ảnh minh họa: Tập luyện lâu hơn hoặc tập luyện với cường độ cao hơn không thể đảo ngược hoàn toàn tác động của chế độ ăn uống tồi tệ.
 Ảnh minh họa: Tập luyện lâu hơn hoặc tập luyện với cường độ cao hơn không thể đảo ngược hoàn toàn tác động của chế độ ăn uống tồi tệ.

Tập luyện + chế độ ăn kém lành mạnh = “Skinny fat” - gầy nhưng không khỏe

“Skinny fat” là một cụm từ được sử dụng trên mạng xã hội để mô tả về những người có vẻ ngoài mảnh mai nhưng có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao. Theo đó, một người tập thể dục thường xuyên có thể có lớp mỡ dưới da ít nhưng lại có nhiều mỡ nội tạng. Lớp mỡ nội tạng thường ít được chú ý hơn vì nó bao quanh các cơ quan nội tạng của cơ thể.

PGS. TS Colin Carriker, PGS về sức khỏe và hoạt động con người tại Đại học High Point ở North Carolina, Mỹ cảnh báo: “Mỡ nội tạng nguy hiểm hơn lớp mỡ dưới da. Nguyên nhân khiến mỡ nội tạng tích tụ là do thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, muối và carbs”.

Chất béo nội tạng tích tụ nhiều trong có thể có thể khiến các động mạch cứng lại và trở nên hẹp hơn, làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Tình trạng tắc nghẽn mạch máu còn gây ảnh hưởng tới dòng chảy của máu đến các mô trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc đau tim, đột quỵ.

Nguy cơ tử vong sớm cũng tăng lên ngay cả khi mọi người tập thể dục thường xuyên nhưng lại bỏ qua chế độ ăn uống lành mạnh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người thường xuyên tập thể dục nhưng có thói quen ăn uống vô tội vạ có nguy cơ tử vong sớm cao hơn so với những người vừa tập thể dục vừa có chế độ ăn uống lành mạnh.

Ảnh minh họa: Ăn thực phẩm có hàm lượng calo cao thường xuyên có thể khiến việc giảm cân trở nên khó khăn, ngay cả khi bạn dành nhiều thời gian hơn để tập thể dục.
Ảnh minh họa: Ăn thực phẩm có hàm lượng calo cao thường xuyên có thể khiến việc giảm cân trở nên khó khăn, ngay cả khi bạn dành nhiều thời gian hơn để tập thể dục.

Chế độ ăn kém lành mạnh khiến việc tập luyện không hiệu quả

Các chuyên gia cho biết nếu muốn giảm cân và ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ, mọi người cần tuân thủ quy tắc: lượng calo nạp vào phải nhỏ hơn lượng calo cơ thể đốt cháy.

Tuy nhiên, việc thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất béo 'xấu', có hàm lượng calo cao có thể khiến việc giảm mỡ thừa trở thành một thách thức lớn.

PGS Carriker nói: “Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều calo, bạn sẽ phải tập thể dục nhiều thời gian hơn, tập với cường độ cao liên tục - việc mà rất ít người có thể duy trì trong thời gian dài”.

“Ý tưởng dành nhiều thời gian hơn để tập thể dục hoặc tham gia vào buổi tập luyện cường độ cao hơn không thực sự hiệu quả nếu bạn thường xuyên ăn vặt. Bởi các loại đồ ăn vặt chứa đầy đường và calo rỗng”, chuyên gia dinh dưỡng Grace Derocha, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, Mỹ cho biết.

Chuyên gia Derocha giải thích: “Thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như nước ngọt có ga và kẹo chứa rất ít hoặc hầu như không chứa chất dinh dưỡng có lợi (ví dụ như vitamin, protein và chất xơ). Điều này cũng khiến bạn dễ cảm thấy đói, uể oải, mệt mỏi và không có sức tập thể dục trong thời gian dài”

Chuyên gia dinh dưỡng Caroline Susie của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, Mỹ giải thích rằng thực phẩm giàu chất béo có thể giúp tăng năng lượng tạm thời, nhưng chúng sẽ không cung cấp đủ năng lượng để duy trì việc tập luyện lâu dài hoặc tập luyện với cường độ cao.

Ngoài ra, lượng calo rỗng cũng khiến mọi người khó đạt được hiệu quả tập luyện. Lượng calo rỗng không được đốt cháy hết thậm chí còn được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể và tạo ra mỡ thừa.

Về lâu dài, hình thức tập luyện sẽ không còn đóng vai trò quan trọng nếu bạn không có chế độ chất dinh dưỡng phù hợp.

Ảnh minh họa: Tập luyện cần đi đôi với chế độ ăn uống lành mạnh.
Ảnh minh họa: Tập luyện cần đi đôi với chế độ ăn uống lành mạnh.

Điều độ là “chìa khóa” quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh không có nghĩa là bạn phải từ bỏ tất cả những thực phẩm bạn thích ăn. Chuyên gia Derocha cho biết, mọi người không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn bất kỳ loại thực phẩm nào mà chỉ cần ăn chúng một cách điều độ.

Chuyên gia Susie khuyên mọi người nên ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chẳng hạn như chất xơ, protein, chất béo có lợi omega-3 hoặc các loại carbs lành mạnh.

Chuyên gia Susie bổ sung: “Chế độ ăn uống lành mạnh là bổ sung đủ chất thay vì hạn chế một số loại thực phẩm nhất định. Hãy tiếp cận các thực phẩm theo hướng lành mạnh hơn để tiếp thêm năng lượng cho bản thân”.

Mộc Miên

4 thực phẩm ăn nhiều đến đâu mỡ máu xấu tăng vọt đến đó

4 thực phẩm ăn nhiều đến đâu mỡ máu xấu tăng vọt đến đó

Chế độ ăn uống mất cân bằng, không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao.