MV thần tượng ảo gây sốt vì kỹ xảo, giọng hát
Virtual idol hay còn gọi thần tượng ảo là những ngôi sao được tạo ra từ công nghệ trí tuệ nhân tạo Al với ngoại hình, tính cách và hoạt động mô phỏng giống con người. Việc tạo ra các thần tượng ảo vốn không xa lạ với âm nhạc các nước phát triển, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc. Không ít thần tượng ảo gây sốt bởi ngoại hình quá xinh đẹp và gương mặt hoàn hảo không tì vết. Đây được coi là ngành công nghiệp tỷ USD với những con số thống kê khổng lồ về doanh thu.
Bắt kịp xu hướng, Việt Nam cũng bắt tai vào việc xây dựng thần tượng ảo. Ngày 21/8, Ann - thần tượng ảo đầu tiên của Việt Nam tung sản phẩm âm nhạc mới có tên CRY. Màn tái xuất của Ann sau 1 năm kể từ khi ra mắt hồi tháng 3/2023 thu hút sự chú ý của nhiều fan nhạc. Bởi lẽ, đây là virtual idol đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bởi đội ngũ người Việt - Bobo Studio.
Virtual idol đầu tiên của Việt Nam |
Visual lên hương của thần tượng ảo Ann sau 1 năm tái xuất |
So với MV đầu tay Làm Sao Nói Thương Anh, CRY được đánh giá như bước tiến vượt bậc của đội ngũ tạo nên virtual idol Ann. CRY là một bài hát sôi động, bắt tai, hơi hướng Nhật Bản được sáng tác và phối khí bởi con người nhưng giọng hát dựng bằng AI. Thần tượng ảo Ann được nhận xét có giọng hát khá dễ nghe. Rock-baby voice với những nốt cao được dựng mượt mà. Dù có đôi chút chưa bùng nổ nhưng vẫn dễ gây liên tưởng nghệ sĩ nổi tiếng như AMEE, tlinh hay Hoàng Thuỳ Linh.
Sản phẩm có phần nhìn mãn nhãn không kém bất kỳ MV quốc tế nào |
Những cú chuyển linh hoạt |
Kỹ xảo ấn tượng của MV CRY |
Ann có tạo hình bắt mắt, body cực “nuột" không kém bất kỳ tạo hình nước ngoài nào. Thậm chí còn được so sánh với nhân vật naevis - phiên bản AI của vũ trụ viễn tưởng của nhóm nhạc Kpop aespa. Điểm cộng của MV CRY là phần kỹ xảo được thực hiện một cách thuyết phục. Bối cảnh thành thị với những góc quay linh hoạt, chuyển động hình ảnh cho thấy sự chuyên nghiệp của đội ngũ Việt trong thực hiện CGI. Sau khi lên sóng, MV CRY của thần tượng ảo Ann nhận về nhiều lời khen từ dân tình.
Visual của Ann thậm chí còn được nhận xét là không hề kém cạnh naevis - nhân vật ảo trong vũ trụ AI của nhóm nhạc Hàn Quốc aespa (ảnh: naevis) |
AI có thể làm được gì trong âm nhạc?
Những năm gần đây, công nghệ AI “xâm chiếm" và chứng minh ứng dụng rộng khắp các khâu từ sáng tác, sản xuất cho đến phát hành nhạc. Điển hình nhất trong ứng dụng AI với âm nhạc chính là việc mô phỏng giọng hát. Loạt video cover bằng AI nở rộ. AI có thể sao chép hoàn hảo từ vocal, cách xử lý, nhấn nhá của một ca sĩ lên một bài hát mà không cần người này hát. Việc này làm dấy lên một lo ngại về vấn đề “mạo danh", nhiều nghệ sĩ bị AI sao chép và lan truyền nội dung không phù hợp.
AI gần như có thể thực hiện mọi khâu trong âm nhạc (ảnh: MV MAESTRO - SEVENTEEN) |
Với sự phát triển của công nghệ, AI hiện nay còn sáng tác một bản nhạc hoàn chỉnh mà con người không cần can thiệp quá nhiều. AI có thể tạo nhạc tự động, tạo nhạc cụ ảo, phân tích âm nhạc, hỗ trợ việc mix và master. Để bắt kịp với AI, nhiều nhạc sĩ đã làm quen với công nghệ và đưa AI trở thành “người bạn" đắc lực trong sáng tác.
PLAVE - nhóm nhạc xuất hiện trước khán giả với giao diện đồ hoạ |
AI xây dựng nên mô hình thần tượng ảo. Mô hình này có thể tham gia các buổi diễn trực tiếp, tương tác với khán giả, thu thập và phân tích phản hồi từ các nền tảng mạng và các kênh truyền thông khác nhau. Một hiện tượng cực kỳ nổi tiếng hiện nay chính là nhóm nhạc PLAVE của Hàn Quốc. Dù đứng đằng sau là giọng hát và sáng tác của người thật, nhưng PLAVE xuất hiện trước khán giả hoàn toàn bằng công nghệ đồ hoạ.
Dù là nhóm nhạc ảo, PLAVE vẫn tạo nên được những thành tích kỷ lục Kpop |
Ra mắt 2023, PLAVE tạo ra nhiều đột phá trong ngành công nghiệp âm nhạc. Thậm chí, thành tích còn vượt xa nhiều nhóm nhạc truyền thống. Nhóm từng bán 70.000 vé cho concert đầu tiên chỉ trong vòng 10 phút. Mới đây, ca khúc Pump Up The Volum! của PLAVE đã đạt #1 MelOn Top 100 một cách thần tốc, vượt qua cả những chiến thần nhạc số như aespa, NewJeans, (G)I-DLE,... Nhóm nhạc ảo ghi danh vào top những nhóm nam đạt thành tích MelOn xuất sắc.
Điều này cho thấy dù là virtual idol, nhóm vẫn có thể thu thập fandom vững vàng không kém các nhóm nhạc người thật. Có thể thấy, khán giả đang dần coi các ca sĩ ảo như các nhân vật hoạt hình, có cả cộng đồng hâm mộ riêng.
Nguy cơ thực sự với nghệ sĩ
AI đang làm được gần thư mọi thứ mà một nghệ sĩ có thể làm, thậm chí còn tối ưu hơn về mặt chi phí và thời gian. Điều này dấy lên một nguy cơ cực lớn với các nghệ sĩ thực thụ. AI chiếm lĩnh thị trường, các nghệ sĩ hoàn toàn có thể bị “thất thế”.
AI chiếm lĩnh thị trường, các nghệ sĩ hoàn toàn có thể bị “thất thế” |
Hiện nay, nhiều ca sĩ trẻ gặp vấn đề liên quan đến kỹ năng hát live. Thậm chí nhiều hiện tượng bị gọi là “ca sĩ phòng thu". Bản nhạc hấp dẫn và viral nhưng chỉ dừng lại ở bản audio. Khi lên sân khấu, lỗ hổng hát live khiến khán giả ngán ngẩm. Một khi ca sĩ không trau dồi thực lực, chỉ chạm đến khán giả thông qua bản thu sẵn, nhiều người cho rằng việc này không khác gì đang nghe nhạc bằng AI.
Ca sĩ cần trau dồi khả năng trình diễn (ảnh: Wren Evans) |
AI đã có thể làm mọi khâu, vậy điều gì sẽ níu giữ khán giả ở lại với nghệ sĩ? Các công ty giải trí cũng sẽ dần không chú trọng vào việc đào tạo tài năng. Mô hình thần tượng ảo ngày càng phổ biến và có sức hấp dẫn lớn là bởi với một thần tượng ảo, đơn vị quản lý không cần lo lắng về những tai tiếng liên quan cuộc sống đời tư. Mặt khác, thần tượng ảo có thể trình diễn liên tục mà không bị ảnh hưởng về sức khỏe, tuổi tác, kỹ năng và không bao giờ mất đi.
Âm nhạc của PLAVE có thể thuyết phục khán giả là nhờ giọng hát từ người thật |
Thứ cuối cùng mà các nghệ sĩ tạo ra sự khác biệt so với thần tượng ảo chính là “tính chân thực”. Mặc dù được xử lý hoàn hảo bởi công nghệ, nhưng giọng hát AI vẫn thiếu đi độ rung cảm xúc - “điểm chạm" mà khán giả cần khi tìm đến âm nhạc. Điển hình như trường hợp nhóm nhạc ảo PLAVE, sở dĩ âm nhạc của nhóm được khán giả yêu thích là nhờ vào giọng hát hoàn toàn của người thật.
Woozi (SEVENTEEN) từng dính cáo buộc viết nhạc bằng AI đã đáp trả đanh thép rằng mọi sáng tác của SEVENTEEN đều được viết bằng người thật |
Với việc sáng tác nhạc cũng vậy. Sáng tạo của con người là vô tận. Bản thân trí tuệ nhân tạo cũng chỉ là sản phẩm từ con người. Do đó, không có bất kỳ công nghệ nào có thể thay thế. Woozi - thành viên đảm nhận việc sáng tác toàn bộ nhạc của “nhóm nam triệu bản" SEVENTEEN từng dính cáo buộc viết nhạc bằng AI. Nam thần tượng đanh thép đáp trả mọi bản nhạc của SEVENTEEN đều được viết bởi con người. Woozi khẳng định bản thân luôn phải tự mình rèn luyện. Làm quen với AI là để nắm bắt công nghệ, không bị “bỏ rơi" phía sau chứ không phải phó mặc hoàn toàn.
"Chúng tôi đang thử nghiệm làm âm nhạc cùng với AI, tôi đang luyện tập việc đó. Thay vì cứ than vãn bởi sự phát triển của công nghệ hiện đại thì tôi nghĩ bản thân phải bắt kịp với nó. Học cách làm việc nhịp nhàng cùng (AI) rất quan trọng.
Tôi thử sử dụng và nhận ra được rất nhiều điểm khuyết thiếu của AI cũng như những thế mạnh của nó. Đồng thời tôi cũng trăn trở làm thế nào để giữ gìn được bản sắc riêng của mình trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt như vậy. Đó là điều mỗi ngày tôi luôn nghĩ tới", Woozi chia sẻ tại họp báo ra mắt Best Album: 17 Is Right Here.
Rất khó để AI thay thế được nghệ sĩ thực thụ (ảnh: SOOBIN) |
Rất khó để AI thay thế được nghệ sĩ thực thụ. Nhưng nghệ sĩ cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, không bị cuốn trôi theo dòng chảy công nghệ. Tài năng là thứ luôn cần được trau dồi, thị trường sẽ dần đào thải những người không biết cố gắng.
Nữ idol bị công ty thao túng, lừa thừa nhận tin hẹn hò và sự thật về lý do rời nhóm
Sau 5 năm, nữ idol mới tiết lộ sự thật gây choáng váng.