Thị trường cà phê tiếp tục đà giảm; chiến tranh và lạm phát khiến thị trường hàng hóa 'khó lường'

Căng thẳng Nga – Ukraina khiến thị trường cà phê tiếp tục đi xuống. Giá các loại cà phê, hồ tiêu, cao su đều lao dốc...

Giá cà phê kỳ hạn thế giới đã ngắt chuỗi giảm ít thấy. Lo ngại tiêu thụ sụt giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn đã thúc đẩy đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê arabica rớt xuống mức thấp 2 tháng, trong khi robusta ngấp nghé ngưỡng tâm lý 2.000 USD, với dự kiến vẫn còn đà giảm khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên.

Thị trường cà phê tiếp tục đà giảm

Giá cà phê trong nước ngày hôm nay 5/3/2022 tăng mạnh cà phê thế giới. Lo ngại tiêu thụ sụt giảm, chi tiêu bị thắt chặt đã thúc đẩy đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê bị ảnh hưởng.

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 5/3 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay đồng loạt giảm mạnh 300 đồng/kg tại các tỉnh, thành. 

Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 38.600 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 39.200 đồng/kg. 

hinh-anh-cay-ca-phe.jpg

Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay tăng mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 3/2022 tăng mạnh lên mức 2.187 USD/tấn, tăng mạnh 1,16% (tương đương 25 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại sàn New York quay đầu tăng lên mức 224,25 US cent/pound, tăng nhẹ 0,61% (tương đương 1,35 US cent) tại thời điểm khảo sát.

Giá cà phê quay đầu tăng mạnh trên các sàn phái sinh. Trong khi đó, sự gián đoạn vận chuyển do hậu quả của đại dịch COVID-19, giá dầu tăng vọt do bất ổn địa chính trị, cam kết tăng lương do thiếu lao động...những yếu tố này đang khiến giá hàng hóa tăng vọt. 

Căng thẳng Nga – Ukraina chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến thị trường cà phê thế giới tiếp tục có xu hướng đi xuống.

Giá cà phê tiếp tục lao đao khi vừa lạm phát cao, vừa có chiến tranh khiến người ta lo ngại tình hình kinh tế bất ổn, có thể đã kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng và giảm tiêu thụ cà phê. 

Giá tiêu tăng 

Giá tiêu hôm nay bất ngờ phục hồi sau chuỗi ngày giảm mạnh. Cụ thể giá tiêu trong nước sáng nay tăng, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 78.000 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.

Giá tiêu Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo): 79.500 đồng/kg, Bình Phước: 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

2109130958-sri-lankan-spices.jpg

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam chưa đưa ra nhận định vụ mùa năm nay sau 2 đợt khảo sát vừa qua, nhưng tổng hợp phản ánh chung của nông dân trên các diễn đàn cho thấy sản lượng năm nay tiếp tục sụt giảm so với năm trước. Đây là hệ lụy sau nhiều năm nông dân bỏ bê không chăm sóc vườn tiêu vì giá xuống quá thấp.

Giá cao su giảm mạnh toàn cầu

Giá cao su hôm nay giảm mạnh toàn thị trường châu Á. Giá cao su thế giới dự báo tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng cao.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 5/3/2022, kỳ hạn tháng 7/2022, giảm mạnh xuống mức 253,6 JPY/kg, giảm mạnh 4,3 yên, tương đương 1,67%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 380 CNY, xuống mức 13.400 CNY/tấn, tương đương 2,76%.

natural-rubber_dzbe-2321_20201129_865-104706.jpeg

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm do giá dầu và nguyên liệu thô tăng. Vì cao su tổng hợp bắt nguồn từ dầu thô, giá dầu tăng có thể khiến các nhà sản xuất lốp cao su và những người sử dụng cao su tổng hợp khác mua nhiều cao su tự nhiên hơn để thay thế. 

Sản lượng nguyên liệu thô giảm do mùa đông tại miền nam Thái Lan dự kiến khiến giá cao su tăng sắp tới. 

Mùa đông khi cây cao su tạm thời cho sản lượng mủ chậm lại trong khi cây rụng lá già và mọc lá mới. Giá mủ cao su Thái Lan đạt 54,8 baht (1,68 USD)/kg, cao nhất kể từ tháng 10/2020.

Nga và Ukraine là hai trong số những nước tiêu thụ các sản phẩm làm từ cao su nhiều nhất thế giới. Trong thời gian chiến tranh sẽ có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng như găng tay. 

Tuy nhiên, khi chiến tranh kết thúc, nhu cầu sẽ giảm xuống và gây ra lạm phát. Các chuyên gia chỉ ra rằng, tác động của điều này hầu như không thể đoán trước được.

Giá 1kg cao su tại Ấn Độ hiện là 165 rupee/kg, giảm sau khi phá mốc 190 rupee/kg. Thông thường vụ mùa sẽ kết thúc vào giữa tháng 2 nhưng năm nay tỷ giá tiếp tục tốt nên nhiều cơ sở vẫn đang khai thác cao su. 

Những người trồng cao su ở Kerala đã có một mùa thuận lợi nhờ khí hậu lạnh vào buổi sáng và đặc biệt là ở khu vực trung tâm Kerala, nơi chứng kiến những trận mưa dồi dào. Do đó, nguồn cung cao su sẵn có khá lớn.

Hiện tại, nông dân trồng cao su đang mong đợi nhiều sản lượng hơn so với cùng kỳ của năm trước.

Trong tháng 2 năm ngoái, nhập khẩu cao su của Ấn Độ vào khoảng 35.000 tấn. Các ước tính cho thấy, nhập khẩu sẽ tăng ít nhất 10% trong năm nay.

HẢI MY