TPHCM đang áp dụng mô hình nào để điều trị bệnh nhân Covid-19?

Nhiều ca mắc ở TP.HCM xảy ra trong cộng đồng nhưng không rõ nguồn gốc, số ca cao kỷ lục vì vậy cần có thay đổi trong mô hình điều trị.

Mô hình điều trị “tháp 4 tầng” được TP.HCM đưa ra trong bối cảnh thành phố vẫn đang là tâm dịch của cả nước có khoảng khoảng 1.000 ca/ngày trong thời gian gần đây. Nhiều ca xảy ra trong cộng đồng nhưng không rõ nguồn gốc, số ca mắc tại thành phố trong giai đoạn này chiếm hơn 40% tổng số ca nhiễm của Việt Nam. 

TPHCM đang áp dụng mô hình nào để điều trị bệnh nhân Covid-19?

Bác sĩ Eric Dziuban, giám đốc Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) tại Việt Nam, nhận định mô hình này mang tính "đột phá". Nó cho phép tập trung nguồn lực y tế cho những người cần chăm sóc nhất, cách ly những người mà tình trạng bệnh không nghiêm trọng bằng.

Cụ thể, mô hình 4 tầng bao gồm:

Tầng 1 gồm 30.000 giường điều trị sẽ theo dõi F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

Tầng 2 chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng, với 2.500 giường.

Tầng 3 với 3.000 giường được dành để điều trị F0 có bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm nặng, nguy kịch.

Tầng 4 dành cho bệnh nhân nặng, nguy kịch với 1.200 giường hồi sức.

Ảnh: Zing
Ảnh: Zing

Bác sĩ Eric Dziuban cho biết bản thân khó dự đoán làn sóng Covid-19 hiện tại ở Việt Nam đã gần chạm đỉnh hay chưa. Đại đa số người dương tính Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nên chăm sóc y tế có thể ưu tiên cho những người bệnh nặng nhất", theo bác sĩ Dziuban. 

Nhận định về năng lực điều trị của TP.HCM, theo quan sát của ông Dziuban, TP.HCM chưa chạm đến ngưỡng giới hạn. Bác sĩ Dziuban nhấn mạnh “đôi lúc tình trạng bệnh nhân có thể xấu đi rất nhanh”. “Mọi người nên mau chóng tới gặp bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng, không nên đợi tới khi bệnh trở nặng, vì lúc ấy khả năng hoàn toàn bình phục sẽ thấp hơn”, ông nói.

Khi được hỏi về việc liệu Việt Nam có nên cho người dân mua bộ kit xét nghiệm nhanh để tự xét nghiệm ở nhà hay không, ông Dziuban cho rằng việc quyết định nằm ở cơ quan y tế.

Về chương trình thí điểm với F0, bác sĩ Dziuban cũng chỉ ra rằng điểm then chốt là cần tìm cách để tách biệt người bệnh với người sống cùng nhà để tránh khả năng lây lan.

Thanh Mai

TP.HCM sau 3 ngày giãn cách xã hội, hàng thiết yếu vẫn chưa đáp ứng nhu cầu mua sắm

TP.HCM sau 3 ngày giãn cách xã hội, hàng thiết yếu vẫn chưa đáp ứng nhu cầu mua sắm

Đó là nhận định của Bộ Công thương trong báo cáo đánh giá tình hình cung ứng và giá cả hàng hóa tại thị trường các tỉnh phía Nam.