TP.HCM vượt 1000 ca mắc covid-19 mỗi ngày, ngành y tế chuẩn bị kịch bản ứng phó

Việc kích hoạt trạm y tế lưu động cũng là một trong các kế hoạch giải quyết vấn đề.

Sau một thời gian số ca mắc duy trì dưới 3 con số, ba ngày gần đây nhất số ca mắc vượt 1.000 ca. Huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ và quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, TP Thủ Đức... là các địa phương ghi nhận có số ca mắc cao theo ngày.

Trước bối cảnh số lượng F0 có xu hướng tăng trở lại, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đã có công văn khẩn chỉ đạo bổ sung thêm 33 trạm y tế lưu động bên cạnh 222 trạm hiện có. 

Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho rằng ngoài nhóm nguy cơ (chưa tiêm vắc xin) trở lại thành phố từ các tỉnh gần đây, một phần đến từ nhóm người đã tiêm vắc xin đủ hai mũi. 

TP.HCM vượt 1000 ca mắc covid-19 mỗi ngày, ngành y tế chuẩn bị kịch bản ứng phó

Các ca bệnh mới nhiều người dù nhiễm nhưng ghi nhận đa số không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên chỉ cần theo dõi sát để nắm bắt, nếu chuyển nặng sẽ cung cấp oxy và chuyển vào bệnh viện điều trị kịp thời.

Trong số 33 trạm y tế lưu động được bố trí bổ sung, riêng quận 12 thêm 20 trạm, huyện Bình Chánh thêm 8 trạm, huyện Hóc Môn thêm 4 trạm và quận Bình Tân 1 trạm. 

Ngay trong ngày 9-11, các quận huyện đã khẩn trương bố trí địa điểm cho các trạm y tế lưu động đi vào hoạt động.

Ngoài ra còn cần khởi động lại đội phản ứng nhanh chủ động hỗ trợ người dân trong tình huống phát sinh dịch. 

Theo ông Châu, nếu lúc trước một trạm y tế chăm sóc cho khoảng 100 người F0 thì hiện nay khả năng chăm sóc đến 200 người F0, thậm chí nhiều hơn nữa. Trong số 100 người F0 chỉ có 2-3 trường hợp chuyển nặng cần hỗ trợ oxy.

"Khi các lực lượng chi viện rút, nhìn chung đến lúc này lực lượng y tế của thành phố vẫn đảm đương được nhiệm vụ. Ngoài lực lượng y tế cơ sở, các bác sĩ ở bệnh viện cũng được điều động xuống tận địa bàn dân cư thiết lập các trạm y tế lưu động đánh chặn từ xa. 

Với việc phát hiện sớm và điều trị sớm cho người F0 ngay tại địa bàn, hy vọng tỉ lệ chuyển nặng sẽ giảm và chỉ có những người suy hô hấp mới chuyển về các bệnh viện tầng trên" - ông Châu nói.

Tuy nhiên nếu xuất hiện biến chủng mới, nếu vắc xin không mang lại hiệu quả thì có nghĩa số ca mắc, chuyển nặng và tử vong sẽ tiếp tục tăng cao. Do đó,  ngành y tế xác định giải pháp căn cơ lâu dài là tổ chức luân chuyển các bác sĩ mới ra trường về làm việc tại các trạm y tế. 

Ông Châu cho biết ngành y tế đã chủ động chuẩn bị tất cả các kịch bản ứng phó sát với số ca mắc tăng trở lại.  Dù số ca mắc tăng, nhưng số ca chuyển nặng và tử vong không tăng; đây là "tín hiệu đáng mừng".

"TP.HCM hiện nay bao phủ vắc xin khá cao, đa số F0 phát hiện đều được tiêm vắc xin đầy đủ và có hệ thống chăm sóc y tế tại nhà, nếu tiếp tục theo dõi sát các trường hợp F0 này dù số ca có tăng vẫn có thể sống chung với COVID-19" - ông Châu nói.

Theo ông Châu, hiện mỗi ngày Sở Y tế TP.HCM phối hợp chặt với Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) theo dõi biến động số F0 mới tại từng địa phương, điều trị các F0 tại nhà, các trường hợp nhập viện. Tỉ lệ ca mắc COVID-19 chuyển nặng tử vong không nhiều như trước đây. Hiện toàn thành phố chỉ còn trên 200 ca thở máy xâm lấn. Các trường hợp tử vong đa số là bệnh nhân cũ, điều trị hồi sức dài ngày, dù lực lượng y tế nỗ lực cứu chữa nhưng nhiều người trong số đó khó qua khỏi. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho rằng từ việc đúc kết lại kinh nghiệm từ các đợt dịch trước đó, TP.HCM phải chuẩn bị kế hoạch cho một đợt dịch mới với biến chủng mới kháng vắc xin. Việc ngành y tế triển khai hàng loạt biện pháp như kích hoạt các trạm y tế lưu động và các đội phản ứng nhanh, theo ông, là việc làm cần thiết .

Số ca chuyển nặng và tử vong không nhiều, đa số tồn dư từ các bệnh nhân cũ, hồi sức dài ngày hoặc tập trung vào các bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, cao tuổi và chưa tiêm vắc xin. 

Thanh Mai

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (6-7/11): Cả nước đêm có mưa vài nơi

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (6-7/11): Cả nước đêm có mưa vài nơi

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to; gió vùng ven biển cấp 3-4. Nam Bộ chiều tối mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.