Trong nhà có 4 loại cốc này tiếc mấy cũng vứt, uống nước từ chúng không khác gì tự “đầu độc”

Lựa chọn sai loại cốc đựng thì uống nước gì hay uống bao nhiêu nước bạn cũng không khỏe, thậm chí còn tự “đầu độc” mình.

Đôi khi, vì quá quan tâm đến việc uống nước gì hay uống lượng bao nhiêu mới tốt mà chúng ta quên rằng dụng cụ đựng nước cũng quan trọng không kém. Không kể loại đồ uống gì, đựng trong cốc chất liệu không tốt, gây độc hại thì mỗi lần uống là một lần tự “đầu độc”.

Đừng vì tiết kiệm sai cách, thiếu hiểu biết hay chạy theo vẻ đẹp bên ngoài mà đánh đổi sức khỏe, tính mạng của mình khi dùng 4 loại cốc dưới đây:

1. Cốc giả sứ

Bát đĩa hay cốc giả sứ đều được nhiều gia đình hiện đại ưa chuộng. Bởi nó có giá rẻ hơn nhiều so với sứ thật nhưng lại nhẹ, đẹp mắt và ít rơi vỡ hơn. Tuy nhiên, dùng loại cốc này uống nước từ ngày ngày này qua ngày khác không khác gì bị "đầu độc" mạn tính.

  Các loại cốc giả sứ tuy đẹp mắt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe (Ảnh minh họa)

Các loại cốc giả sứ tuy đẹp mắt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe (Ảnh minh họa)

Chúng thường được làm từ nhựa melamine chịu nhiệt rất kém. Vì vậy không chỉ công năng khi đựng đồ uống nóng bị giảm mà còn dễ sản sinh chất độc. Cụ thể là các chất độc hại như melamine và formaldehyde. Cơ thể hấp thụ lâu ngày có thể gây ngộ độc, suy gan thận và hình thành cả ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp hạng formaldehyde là hóa chất độc hại với sức khỏe con người, nằm trong nhóm gây ung thư cấp độ 1.

Các loại cốc melamine kém chất lượng còn nguy hiểm hơn, chúng sử dụng nhựa urea-formaldehyde thay vì nhựa melamine. Loại nhựa này độc hại hơn và có tốc độ giải phóng formaldehyde cao hơn. Chúng cũng có thể chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng không thân thiện với sức khỏe con người.

2. Cốc giấy dùng một lần

Loại cốc này rất tiện lợi, có vẻ bảo vệ môi trường nhưng không phải như vậy. Vì thế, bạn không nên dùng thường xuyên.

Theo nghiên cứu từ Viện Công nghệ Ấn Độ, sử dụng đồ uống nóng trong những chiếc cốc giấy làm tăng nguy cơ nuốt phải những chất gây ô nhiễm như các hạt nhựa nhỏ, các ion có hại, kim loại nặng... Điều này làm hình thành các khuyết tật sinh sản, ung thư, thậm chí là rối loạn thần kinh.

  Dù tiện lợi nhưng không nên sử dụng cốc giấy một lần quá thường xuyên (Ảnh minh họa)

Dù tiện lợi nhưng không nên sử dụng cốc giấy một lần quá thường xuyên (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, một số nhà sản xuất cốc giấy còn thêm số lượng lớn chất làm trắng huỳnh quang để làm cho cốc trông trắng hơn. Chính loại chất huỳnh quang này khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây đột biến tế bào và là nhân tố tiềm ẩn gây ung thư. Cốc giấy dùng một lần cũng không bảo vệ môi trường như nhiều người tưởng. Nó chứa nhiều hóa chất, vi nhựa và khó phân hủy không kém gì cốc nhựa.

3. Cốc inox giá rẻ

Mặc dù giữ nhiệt lâu, khó vỡ, dễ làm sạch nhưng uống nước từ cốc inox cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Nhất là với cốc inox giá rẻ, bán trôi nổi không thương hiệu.

Do chất liệu đặc thù, cốc inox thường có giá thành cao. Với cốc inox giá rẻ sẽ bị pha lẫn rất nhiều tạp chất, chứa nhiều kim loại nặng. Trong quá trình đựng đồ uống, nhất là các món nóng sẽ bị phai ra và hấp thụ vào cơ thể người. Có thể kể đến như chì, crom, mangan, cadmium… Tích tụ quá nhiều sẽ gây bệnh tật nguy hiểm.

Ngay cả với cốc inox tốt thì cũng không phải là lựa chọn tuyệt vời để đựng các loại đồ uống có tính axit cao như cà phê, cà chua, nước cam, chanh, nước ngọt có ga… Bởi inox là sản phẩm hợp kim, có thể hòa tan trong môi trường axit nên lúc này có thể gây kết tủa kim loại nặng có trong thành phần của cốc và gây hại cho sức khỏe. Đồng thời ảnh hưởng xấu tới mùi vị đồ uống. Đương nhiên, cốc inox giá càng rẻ, chất lượng kém thì càng nguy hiểm.

  Nên chọn các loại cốc, dụng cụ đựng đồ uống bằng inox chất lượng tốt, có kiểm định (Ảnh minh họa)

Nên chọn các loại cốc, dụng cụ đựng đồ uống bằng inox chất lượng tốt, có kiểm định (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, khi dùng cốc inox không nên dùng chất tẩy rửa mạnh trong quá trình làm sạch vì những chất này cũng dễ bị phản ứng với các loại thép không gỉ. Cũng không nên dùng cọ sắt vì dễ gây trầy xước, thôi ra chất gây hại.

4. Cốc tráng men bên trong

Cốc tráng men thực chất là cốc kim loại được phủ một lớp sứ. Bạn có thể bị thu hút vì sự đẹp mắt trong khi giá thành rẻ, nhưng đừng uống nước đựng bằng cốc có lớp tráng men ở bên trong lòng cốc.

Vì nhiệt độ nung thấp nên sứ tạo thành không đủ ổn định. Vì vậy độ bền của nó khi nhìn bằng mắt thường thì cao nhưng công năng thực tế lại thấp. Lớp tráng men bên trong tiếp xúc với đồ uống, nhiệt độ, cọ rửa rất dễ hao mòn, giảm khả năng chịu nhiệt. Thậm chí nó sẽ nhanh chóng để lộ các thành phần kim loại ra và thôi vào đồ uống.

  Cốc tráng men thường có phần lõi làm bằng kim loại, lâu ngày sẽ bị hao mòn và nhiễm vào đồ uống (Ảnh minh họa)

Cốc tráng men thường có phần lõi làm bằng kim loại, lâu ngày sẽ bị hao mòn và nhiễm vào đồ uống (Ảnh minh họa)

Chưa kể kim loại dùng cho cốc tráng men thường có chất lượng kém, chứa nhiều tạp chất bởi cho rằng an toàn khi có lớp sứ bao phủ. Khi cốc tráng men tiếp xúc với đồ uống (đặc biệt là thực phẩm có tính axit), các kim loại độc hại sẽ dễ dàng rò rỉ ra ngoài và phản ứng với nhau. Từ đó biến đồ uống của chúng ta thành thứ “thuốc độc” âm thầm tích tụ và làm hại cơ thể.

Nguồn và ảnh: The Paper, Xinhua

Ngọc Ái

WHO cảnh báo ngừng ăn loại rau này, ăn nhiều còn 'đầu độc' mạch máu hơn cả thịt mỡ

WHO cảnh báo ngừng ăn loại rau này, ăn nhiều còn 'đầu độc' mạch máu hơn cả thịt mỡ

Rau vốn là thực phẩm cực tốt cho sức khỏe, nhưng không phải tất cả đều như vậy. Đặc biệt, loại rau này còn bị WHO cảnh báo nên tránh ăn.