Hiện trên thế giới đã có hơn 1 triệu người nhiễm virus Covid-19, thậm chí không chỉ ở châu Á mà dịch bệnh còn lan sang tận châu Âu, nơi cách xa đến 10.000km với điểm bùng phát dịch là Trung Quốc. Thế nhưng Việt Nam với hơn 1000km sát biên giới tính đến hiện tại mới chỉ ghi nhận 214 ca nhiễm và chưa có trường hợp tử vong.
DW - hãng thông tấn của Đức cho rằng, có một sự thật rõ ràng là Việt Nam đã làm tốt công tác ứng phó với virus corona. Từ cuối tháng 1, chính phủ Việt Nam đã xác định cuộc chiến với dịch bệnh, khi mà lúc đó dịch mới ở Trung Quốc là chủ yếu. Cuộc chiến này đòi hỏi rất nhiều nguồn lực và hệ thống y tế, đây là 2 thứ mà Việt Nam chưa thực sự đầy đủ và hoàn thiện.
DW phân tích rằng Việt Nam áp dụng biện pháp cách ly chặt chẽ và tìm tất cả những người tiếp xúc với nguồn bệnh, điều này góp một phần không nhỏ vào sự lây lan dịch bệnh, và được tiến hành sớm hơn Trung Quốc.
Tháng 2, Việt Nam phong tỏa hơn 1000 dân ở Sơn Lôi mặc dù lúc đó chỉ có 10 ca nhiễm, đồng thời tiến hành điều tra rà soát kỹ những người thuộc F1, F2, F3, F4 trong khi các nước phương Tây chỉ tìm F1.
Việt Nam cũng tiến hành cách ly bắt buộc 14 ngày với người đến từ vùng dịch từ rất sớm. Tất cả trường học và đại học cũng đã không hoạt động kể từ đầu tháng 2.
Hơn nữa các phương tiện truyền thông của Việt Nam đã mở một chiến dịch tuyên truyền đến người dân một cách rộng rãi như thông tin, ra bài hát...
Hãng thông tấn EFE của Tây Ban Nha cũng phỏng vấn ông Park Ki Dong, đại diện của WHO tại Hà Nội để giải thích tại sao Việt Nam đang chống lại Covid-19 một cách hiệu quả.
Ông Park cho rằng Việt Nam có sự chuẩn bị tốt, kích hoạt hệ thống cảnh báo sớm và tiếp cận xã hội dưới sự lạnh đạo mạnh mẽ là yếu tố quan trọng. Chính phủ Việt Nam đã có những quyết định đi đúng hướng, và người dân cũng có ý thức tuân thủ các quy định của chính phủ.
FT (Financial Times) của Anh đặc biệt lưu ý việc tuyên truyền cảnh báo của Bộ Y tế Việt Nam đến từng người dân thông qua điện thoại. Qua một cuộc khảo sát, phần lớn người được hỏi tại Việt Nam "có khả năng nhận thức cao" về các triệu chứng của Covid-19. Trong khi đó, các nỗ lực của chính phủ để chống lại Covid-19 đã thu hút được sự ủng hộ của mọi người.
Người dân Việt Nam kêu gọi nhau ủng hộ nhân viên y tế, cùng ở nhà để thể hiện lòng yêu nước. Người dân Việt Nam chấp nhận thiệt hại kinh tế như 3.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động trong 2 tháng đầu tiên của năm 2020.
Chính phủ Việt Nam đã chi 1,1 tỷ USD ra thị trường dù được dự đoán về cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, chính phủ đang kêu gọi các khoản đóng góp tự nguyện, và người dân cũng hiến tặng những gì họ có vì họ tin vào chính phủ trong cuộc chiến chống lại virus corona.
Đà Nẵng sẽ cách ly có thu phí những người trở về từ Hà Nội và TP.HCM
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết sẽ cách ly 14 ngày và thu phí những người trở về từ Hà Nội và TP.HCM từ ngày 5/4.