Tsuneko Sasamoto: Huyền thoại báo ảnh

Mới đây, cảnh sát đã thông báo về sự ra đi của huyền thoại báo ảnh Nhật - nữ phóng viên đầu tiên, qua đời ở tuôi 107.

Sinh năm 1914 tại Tokyo (Nhật Bản) ngay sau khi Chiến tranh Thế giới II bắt đầu, nhiếp ảnh gia Tsuneko Sasamoto là nữ phóng viên ảnh đầu tiên của xứ mặt trời mọc. Ngoài ra, ở tuổi 107, bà cũng là phóng viên ảnh lâu đời nhất quốc gia này.

   Tsuneko Sasamoto: “Đừng lười biếng. Phải luôn lạc quan trong cuộc sống và không bao giờ bỏ cuộc. Bạn cần thúc đẩy bản thân và luôn nhận thức, để có thể tiến về phía trước.

 Tsuneko Sasamoto: “Đừng lười biếng. Phải luôn lạc quan trong cuộc sống và không bao giờ bỏ cuộc. Bạn cần thúc đẩy bản thân và luôn nhận thức, để có thể tiến về phía trước.

Ban đầu, ước mơ trở thành họa sĩ của Tsuneko bị nguời cha có lối suy nghĩ truyền thống ngăn cản. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cô gái trẻ đã cùng bạn xem bộ phim đen trắng của Man Ray và tác phẩm của Margaret Bourke-White và khiến tình yêu nhiếp ảnh trong cô dâng cao.

Năm 1940, Tsuneko gia nhập Hiệp hội Nhiếp ảnh Nhật Bản, đồng thời làm công việc vẽ tranh minh họa bán thời gian trên các trang tin tức địa phương tại Tokyo Nichinichi Shimbun. Sau đó, cô gái trẻ trở thành một vận động viên bắn súng tập sự song vẫn bị hạn chế.theo kỳ vọng giới tính.

Hirosima năm 1953 sau khi bị đánh bom. Ảnh: Tsuneko Sasamoto
Hirosima năm 1953 sau khi bị đánh bom. Ảnh: Tsuneko Sasamoto
Trường Geisha năm 1951. Ảnh: Tsuneko Sasamoto
Trường Geisha năm 1951. Ảnh: Tsuneko Sasamoto

Không như các đồng nghiệp nam, Tsuneko không được phép ra phía trước làm việc. Công việc của cô là về những câu chuyện đặc sắc về tình yêu đất nước và chân dung của các phái viên ngoại giao. Bộ đồng phục chuyên nghiệp với váy và giày cao gót khiến cô cực kỳ phật ý khi thường cản trở cô chụp ảnh. Một vài tác phẩm của cô được xuất hiện trong Shashin Shuho, một ấn phẩm hàng tuần do Cục Tình báo Nội các phát hành từ năm 1938 đến năm 1945.

Khi chiến tranh kết thúc, Tsuneko quay lại Tokyo và trở thành một người làm nghề tự do. Cô gái trẻ tiếp tục ghi lại tiếng nói của những người sống dưới thời Showa. Trong khi đó. chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phát xít Nhật trỗi dậy, quân đội đế quốc dưới ngọn cờ tại đất nước Mặt trời mọc đã chiếm đóng các nước láng giềng.

Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia rất hoan nghênh Tsuneko bởi quan điểm đầy sắc thái của cô về xã hội thời hậu chiến, đặc biệt là những bức chân dung nổi bật.

Năm 1950, Tsuneko là một trong những người sáng lập của Hiệp hội phóng viên ảnh chuyên nghiệp Nhật Bản (JPS), trong đó bà là thành viên danh dự cho đến năm 2011.

Tsuneko Sasamoto. Ảnh: Satoko Kawasaki
Tsuneko Sasamoto. Ảnh: Satoko Kawasaki

Không lâu sau khi bước sang tuổi 100, Tsuneko vẫn xem xét đến máy ảnh kỹ thuật số: trọng lượng nhẹ hơn, dễ dàng mang theo, song các chức năng rất khó hiểu. Bà chia sẻ: “Khá sợ nhưng cũng tò mò, không thích nhưng muốn xem. Tôi cảm thấy mình buộc phải đối  mặt với thế giới và cho mọi người biết những gì tôi nhìn thấy. Tôi chỉ là muốn chụp những tấm ảnh”.

Trong nhiều năm, bà đã xuất bản một số cuốn sách cũng như hoạt động trong  các cuộc triển lãm và hội nghị. Năm 2021, nhân vật của bà là một phần của triển lãm “The New Woman behind the Camera” (Người phụ nữ mới sau máy ảnh) tại Bảo tàng Metropolitan (New York), nơi thu thập các tác phẩm tiên phong của 120 phụ nữ, từ 20 quốc gia, đã định hình nên nền nhiếp ảnh hiện đại từ năm 1920 đến năm 1950.

Chia sẻ về chế độ chăm sóc sức khỏe, Tsuneko cho biết bà vẫn luôn duy trì liên lạc với gia đình và bạn bè, một miếng sô cô la hàng ngày, một ly rượu vang đỏ mỗi tối và ăn nhiều thịt đỏ hơn.

Nữ nhiếp ảnh chia sẻ về cuộc sống: “Điều quan trọng là luôngiữ tinh thần lạc quan bạn và không bao giờ bỏ cuộc”.

HƯƠNG GIANG (T/H)

Giá heo giảm nhẹ tại các chợ dân sinh TP.HCM

Giá heo giảm nhẹ tại các chợ dân sinh TP.HCM

Thị trường thực phẩm hôm nay ghi nhận giá thịt heo giảm nhẹ tại chợ dân sinh, sức mua chậm đặc biệt với các loại thịt heo nhập khẩu.