Vụ vây bắt Tuấn “khỉ” trong thời gian vừa qua nhận được nhiều sự chú ý của mọi người đặc biệt là những người dân quanh khu vực. Thậm chí nhiều người còn không hề tỏ ra sợ hãi, sẵn sàng cố thủ tại nơi công an chức năng làm nhiệm vụ để theo dõi, livestream. Mặc dù tất cả chỉ xuất phát từ sự hiếu kỳ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều sự nguy hiểm khó kiểm soát, cũng như các vấn đề về văn minh. Lợi dụng các tình trạng này có nhiều khả năng kẻ xấu sẽ trà trộn gây khó khăn hoặc cản trở người thi hành công vụ.
Chuyên gia Đào Trung Hiếu (trung tá, nguyên điều tra viên Đội điều tra trọng án, Phòng cảnh sát hình sự Công an Hà Nội) nhận định, Tuấn “Khỉ” là một đối tượng nguy hiểm, hắn sẵn sàng đánh đổi để chống trả đến cùng, có thể còn xả súng vào người vô tội. Chính vì tính chất nguy hiểm nên lực lượng truy bắt đã khẩn trương và thận trọng triển khai chiến thuật phù hợp. Bao gồm việc phong tỏa địa điểm, cách ly người dân, sử dụng vũ khí, khí tài, hỏa lực với tình huống. Việc triển khai chiến thuật vây ráp triển khai rất phù hợp với địa hình.
Việc người dân đứng xung quanh theo dõi vây bắt tội phạm là rất nguy hiểm, dễ bị thương. Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ vòng ngoài cần giải thích, cương quyết giải tán đám đông hiếu kỳ khỏi khu vực có thể xảy ra đấu súng.
Một số luật sư cho rằng, những hành vi cản trở hoạt động thi hành công vụ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự trong một vài trường hợp. Cụ thể theo Luật sư Đặng Văn Cường, văn phòng Luật sư Chính pháp, những hành vi được xác định là lôi kéo, kích động gây mất trật tự công cộng (tham gia theo dõi vụ việc nhưng hò hét, gây rối trật tự, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự...) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3, điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Các trường hợp vào khu vực hiện trường vụ án, cản trở hoạt động thi hành công vụ, dù đã nhắc nhở vẫn vi phạm sẽ bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 7 nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội là chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có thể bị phạt tiền từ 1 triệu tới 2 triệu đồng.
Người dân chứng kiến vụ việc tội phạm mà không chấp hành mệnh lệnh của lực lượng chức năng, có hành vi cản trở người thi hành công vụ hoặc chống đối thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015.
Cụ thể: Tội chống người thi hành công vụ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; Tái phạm nguy hiểm.
Mặc dù Tuấn “Khỉ” đã bị tiêu diệt nhưng khu vực hắn ẩn náu là hiện trường vụ án đã được khoanh vùng để bảo vệ thực hiện các hoạt động tố tụng như tìm kiếm dấu vết, thu thập chứng cứ, xác định vai trò đồng phạm... và các yếu tố khác.
Nếu người dân cố tình xâm phạm vào hiện trường, gây xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động điều tra làm ảnh hưởng đến việc điều tra sẽ bị xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên mức xử phạt còn phụ thuộc vào tính chất và hành vi của người vi phạm để xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh xâm phạm hoạt động tư pháp hoặc che giấu tội phạm (nếu như xóa bỏ các dấu vết).
Đến lượt Hong Kong hóa “thị trấn ma” do dịch bệnh virus Corona
Hong Kong, thành phố được xem là sầm uất, luôn nhộn nhịp... nay đã trở thành môt “thị trấn ma” sau 19h giữa lúc bệnh viêm đường hô hấp cấp