Từ Việt Nam đến Singapore, shipper chật vật vì 'cung cầu không khớp'

Lĩnh vực dịch vụ giao hàng đã cung cấp việc làm cho hàng triệu lao động có thêm cơ hội việc làm linh hoạt để trang trải và kiếm thêm thu nhập. Nhưng hiện nay thị trường này đang rơi vào tình trạng bão hòa và chi phí cho nền tảng quá cao.

Có những ngày đơn hàng đỉnh điểm, cơ thể cô đau nhức vì lái xe liên tục trong 10 giờ và thu nhập hàng tháng chỉ khoảng 7 triệu (280U SD) không đủ trang trải cho việc mạo hiểm trên đường và cạnh tranh giành khách hàng.

Linh cho biết với mức lương kiếm được, cô chỉ đủ trang trải tiền thuê nhà và các chi phí hàng tháng, chứ không có dư dả để có thể lo cho ba mẹ. Sau sáu tháng, cô hiện đang tìm kiếm công việc mới.

Từ Việt Nam đến Singapore, shipper chật vật vì 'cung cầu không khớp' - Ảnh 1.

Một tài xế giao hàng Grab nhận đơn đặt hàng đồ ăn mang về ở Hà Nội. Ảnh: AFP

Được thúc đẩy bởi xu hướng đặt hàng trực tuyến ngày càng gia tăng trong thời kỳ đại dịch, những công ty lớn từ Grab và Shopper của Singapore đến Gojek của Indonesia và Line của Nhật Bản, đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng bằng cách kết nối, di chuyển, giao hàng và cung cấp hàng triệu việc làm mới.

Từ những con đường tắc nghẽn giao thông ở Bangkok, đến những con đường đông đúc của Jakarta và những con đường chật hẹp của TP.HCM, tất cả đều tấp nập ngày đêm với dịch vụ giao hàng, giao thức ăn, mua sắm, bưu kiện cho người dân trên khắp các thành phố lớn nhỏ. 

Lĩnh vực này đã cung cấp việc làm cho những phụ nữ đang tìm kiếm thời gian linh hoạt, công việc làm thêm cho sinh viên và cơ hội mới cho những người lao động có tay nghề thấp, một số người lần đầu tiên có thể rời bỏ công việc tại nhà máy.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng nó cũng đang tạo ra một nền văn hóa trách nhiệm thấp từ người sử dụng lao động, các điều khoản không có lợi cho lao động, các khoản phí quá cao bị các nền tảng bòn rút và một môi trường làm việc trong đó có quá nhiều cạnh tranh không lành mạnh. 

Từ Việt Nam đến Singapore, shipper chật vật vì 'cung cầu không khớp' - Ảnh 2.

Túi giao hàng GrabFood và GrabFood trên một dãy xe máy ở Kuala Lumpur. Ảnh: Shutterstock

Theo nhà nghiên cứu thị trường Modor Intelligence Report, chỉ riêng tại Việt Nam, lĩnh vực gọi xe được dự đoán sẽ thu về khoảng 1 tỷ USD trong năm nay và tăng lên 2,61 tỷ USD vào năm 2028. Nghiên cứu cho thấy thị trường gọi xe của Thái Lan được định giá 2,26 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 4,6 tỷ USD trong cùng khung thời gian, trong khi thị trường Indonesia được định giá 2,67 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt 4,66 tỷ USD.

Nhưng nhiều người lao động hợp đồng ngày càng không hài lòng với việc không có biện pháp bảo vệ lao động, khi nghề của họ phải gánh chịu rủi ro trên những cung đường nguy hiểm hay vắng vẻ. 

Từ Việt Nam đến Singapore, shipper chật vật vì 'cung cầu không khớp' - Ảnh 3.

Người đi xe máy Gojek chờ khách bên đường ở Jakarta. Ảnh: Shutterstock

Một cuộc khảo sát năm 2023 của trang web so sánh lương toàn cầu Sala Explorer cho thấy những người lái xe sử dụng ứng dụng ở Việt Nam, làm việc theo tiêu chuẩn 48 giờ một tuần, kiếm được trung bình 4,91 triệu đồng mỗi tháng sau khi trừ chi phí. Con số này chỉ cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu 4,68 triệu đồng.

Tuy nhiên, mức lương tối thiểu này vẫn không áp dụng cho những người lao động tự do ở Việt Nam. Ngoài thu nhập thấp, những người tham gia nền kinh tế tự do cho biết họ không nhận được nhiều lợi ích dành cho nhân viên chính thức, chẳng hạn như đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ thai sản và nghỉ sinh con, nghỉ phép hàng năm hoặc tiền tăng ca nếu làm thêm giờ. 

Từ Việt Nam đến Singapore, shipper chật vật vì 'cung cầu không khớp' - Ảnh 4.

Giao thông giờ cao điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Shutterstock

Tại Việt Nam, người lái xe sử dụng ứng dụng thường chỉ nhận được bảo hiểm tai nạn. Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc tiếp cận các chương trình phúc lợi xã hội và bảo hiểm y tế vẫn còn thấp ở những người lái xe trẻ tuổi.

Tổng hợp lại, điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

An Hà, sinh viên CNTT tại một trường đại học công lập ở Hà Nội, làm việc bán thời gian cho Grab để phụ giúp gia đình ở nông thôn, cho biết dù chạy xe cẩn thận đến đâu, thì nếu không may, vẫn sẽ có những sự việc đáng tiếc xảy ra. 

Trả lời các câu hỏi về các biện pháp bảo vệ dành cho người giao hàng, Grab cho biết trong một tuyên bố rằng họ cung cấp toàn diện các chương trình phúc lợi cho nhân viên. 

Foodpanda cũng cho biết họ cung cấp bảo hiểm tai nạn cá nhân cho tất cả tài xế. 

Singapore, trung tâm của các nền tảng lớn Grab và Shopper, đã thể hiện sự sẵn sàng giải quyết một số vấn đề nảy sinh giữa các nhân viên nền tảng. Một cách là cho phép các cơ quan đại diện tương tự như các công đoàn vận động để có được điều kiện tốt hơn.

Chính phủ vào năm ngoái đã tìm cách tăng cường bảo vệ người lao động bằng cách thiết lập chương trình bồi thường tai nạn lao động, trả 75% khoản đóng góp bắt buộc cho người lao động dưới 30 tuổi trong năm làm việc đầu tiên.

Từ Việt Nam đến Singapore, shipper chật vật vì 'cung cầu không khớp' - Ảnh 5.

Một nhân viên làm việc tại Singapore đang chờ nhận đơn hàng GrabFood. Ảnh: Bloomberg

Mặc dù được hoan nghênh nhưng các tài xế cho biết thu nhập đang dần có quỹ đạo đi xuống sau đại dịch, làm lĩnh vực này ngày càng bấp bênh. 

Alvin Tan, 36 tuổi, cho biết gần đây anh quyết định đi làm bán thời gian sau khi bật ứng dụng giao hàng lúc 10 giờ sáng và phải chờ gần 12 tiếng mới có đơn hàng đầu tiên.

"Có rất nhiều gương mặt mới. Cung và cầu không phù hợp, chỉ có vài đơn hàng mỗi ngày so với lúc trước", Tan nói. 

Ở Thái Lan, nơi chi phí sinh hoạt thấp hơn nhưng cạnh tranh gay gắt như ở Singapore, thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa các tài xế công nghệ và các tài xế taxi truyền thống.

Nhưng các ứng dụng này cũng là cứu cánh cho nhiều người dân không muốn tự lái xe vào giờ cao điểm. 

Cựu tài xế taxi Paisit Jetkranboonchoo, người đã đạt được danh hiệu "Anh hùng" nhờ thu được 300 cuốc xe trong một tháng, cho biết Grab đã cách mạng hóa cách công việc bằng phần thưởng cho việc tăng năng suất lao động. 

(Nguồn: SCMP)

TÚC