01
Tôi tên Trương Cường, năm nay tôi 19 tuổi. Nhiều người nói rằng, ở độ tuổi của tôi, tôi nên được vui chơi và đi học ở một ngôi trường nào đó. Nhưng tôi có 4 người em, trong khi bố mẹ chỉ làm công nhân nghèo khó. Vì thế, tôi đã sớm phải nghỉ học, đi làm cùng bố mẹ. Là người anh cả trong nhà, tôi hiểu mình phải có trách nghiệm chăm lo ông bà và các em.
Hôm đó trời sắp lặn, tôi quay về từ chỗ làm. Khi đến một khu nhà, một người dì xa lạ chủ động bắt chuyện với tôi, Sau đó, dì nói muốn nhờ tôi chuyển hộ dì mấy bao xi măng lên nhà. Hôm nay người dì thuê đến vận chuyển xi măng không đến, mà trời sắp mưa to, cứ để bao xi măng ở đây thì sẽ hỏng hết.
Tôi liếc nhìn theo hướng tay dì chỉ. Ở cuối con đường có 7-8 bao xi măng, nặng khoảng 50kg. Nghĩ đi nghĩ lại rồi tôi tìm cớ từ chối: “Dì à, nhà dì nằm ở tầng 10 còn không có thang máy. Nếu dì muốn nhờ con vận chuyển thì phải trả 600 tệ (2,1 triệu đồng). Nếu không thì con không làm đâu”.
Không ngờ dì có chút xấu hổ mà nói với tôi: “Cậu thanh niên, không giấu gì cậu. Thực ra dì muốn chuyển xi măng vì nhà mới cần sửa sang, mà hai đứa con trai bất hiếu đã bỏ dì từ lâu rồi. Giờ dì sống bằng đồng lương hưu chỉ có 380 tệ/tháng (1,3 triệu đồng). Nhưng dì vẫn phải trích tiền để sửa lại nhà”. Dì nói thêm, dì cũng muốn đưa nhiều tiền cho tôi nhưng chỉ có thể trả 300 tệ (1,3 triệu) - số tiền còn lại cuối cùng trong ví dì.
Nhìn lại quần áo cũ trên người dì, tôi nghĩ lời dì nói có phần đúng. Tuy nhiên, quả thật ngày hôm đó tôi rất mệt mỏi nên tôi vẫn quyết tâm rời đi.
Ảnh minh hoạ |
Tôi ngẫm nghĩ kỹ, nếu như dì nói sự thật thì cũng không liên quan gì đến tôi. Tôi là người tỉnh lẻ, phía sau còn gánh nặng nuôi cả gia đình, nên so về cuộc sống, tôi không khấm khá hơn dì là bao nhiêu. Dẫu sao, dì còn có nhà riêng ở thành phố. Còn tôi phải đi làm từ nhỏ và thậm chí không thể đi học.
Trong lòng tôi tự thuyết phục mình, nhưng khi bước chân đến cuối phố, tôi thấy dì đang cúi xuống, một tay ôm bao xi măng, kéo lê nhọc nhằn trên đường thì tôi lập tức quay lại. Tôi đón lấy bao xi măng từ tay dì và nói: “Như thỏa thuận, dì phải trả con 300 tệ”.
Dì thấy tôi vác bao xi măng thì lập tức cười tươi. Dì còn nói lời nịnh tôi: “Ạnh bạn trẻ, cảm ơn cậu rất nhiều. Dì biết số tiền này là ít so với công sức của con, nên con giúp dì vì tình thương. Than ôi, dì có hai đứa con trai. Dì đã bán nhà và đất nuôi chúng đi học, nhưng về già chúng lại vứt bỏ dì. Gia đình con thật may mắn khi có con”.
Tôi cười đáp lại dì: “Con trai dì mới thật may mắn. Giống con thì được gì? Con phải đi làm trước khi học hết cấp 3. Con không được đi học vì nhà nghèo. Con chỉ có thể cật lực mà kiếm sống”.
Ảnh minh hoạ |
02
Sau 5 lần di chuyển xi măng cho dì, tôi phát hiện nhà dì quả thật rất nghèo. Dù hai con của dì giàu có nhưng trong nhà dì không có nhiều đồ đạc, dì phải ăn mì tôm thay cơm. Chứng kiến dì lấy từ trong túi những tờ tiền nhàu nát, tôi lắc đầu và kiên quyết chỉ nhận 200 tệ (700 ngàn).
Không ngờ dì ngăn cản tôi, cuối cùng trước khi tôi đi, dì còn đưa cho tôi 1 chiếc balo và nói: “Dì biết con là người tốt. Con nhận lấy chiếc balo này coi như tấm lòng của dì”.
Tôi nhìn chiếc balo đã thùng vài chỗ, nhưng không hiểu sao bên trong hơi nặng. Về đến nhà, mở túi balo, tôi bật khóc.
Tôi nhìn thấy bên trong có hai cuốn sách, một chiếc máy tính bảng và 1 tờ giấy ghi: "Chàng trai trẻ, khi còn trẻ thì dì làm kế toán. Nếu con học xong hai cuốn sách này, con có thể đi thi chứng chỉ để làm nghề." Dì còn nhắn thêm, sau khi lấy được chứng chỉ, dì sẽ giới thiệu công ty cho tôi. Mặc dù giờ dì đã về hưu nhưng tìm kiếm việc làm cho một người trẻ không phải là vấn đề lớn.
Ảnh minh hoạ |
Khi tôi đọc được những dòng này, tôi cảm thấy mắt mình nóng lên. Tôi hiểu cuộc đời mình có thể thay đổi chỉ từ 1 khoảnh khắc. Kể từ ngày đó, mỗi khi đi làm về, tôi đều chăm chỉ đọc sách và học thêm trên máy tính bảng. Ngoài cuốn sách của dì, tôi còn tìm hiểu nhiều thông tin về nghề kế toán và tham gia các lớp học trực tuyến. Một năm sau, tôi thi đỗ chứng chỉ cấp một.
Sau khi nhận được chứng chỉ, tôi gõ cửa nhà dì, không phải để nhờ dì giới thiệu việc làm mà chỉ muốn nói lời cảm ơn. Tuy nhiên, dì vẫn kiên quyết giới thiệu tôi vào làm ở công ty cũ của dì. Từ đó, tôi không phải làm công việc tay chân ngoài trời nặng nhọc, càng không sợ đột nhiên bị ông chủ quỵt lương như trước. Mặc dù thời gian đầu mới đi làm, mức lương của tôi không cao nhưng tôi tin chỉ cần mình gắn bó với công việc này, và dựa vào trí tuệ của bản thân, tôi có thể làm chủ cuộc đời mình.
Tiền tài và sự giàu có là mục tiêu quan trọng của cuộc đời mỗi người, nhưng để đạt được mục tiêu ấy, nền móng cơ bản vẫn là kiến thức cùng sự chăm chỉ nỗ lực. Chúng ta có thể chưa cần vốn lớn để mở một công ty, tuy nhiên bắt buộc phải có kiến thức để biết làm thế nào để vận hành cả doanh nghiệp. Cho tới cùng, đồng vốn lớn nhất bạn được trao lại chính là tích lũy từ sự chăm chỉ, nỗ lực học hỏi.
Theo Toutiao
Bà lão nghèo nhặt được bé trai bị bỏ rơi trong đêm mưa, 28 năm sau được trả ơn báo đáp
28 năm trước, một bà lão bán vé số nhặt được đứa trẻ ở chợ. Nay, nhờ cậu, bà đã có thêm một người phụng dưỡng những năm tháng cuối đời.