2 loại vắc xin ngừa COVID-19 cho hiệu quả trên 90%

Hôm 9/11, đội ngũ nghiên cứu vắc xin của Mỹ và Đức vừa công bố kết quả, vắc xin của Pfizer có khả năng ngăn ngừa COVID-19 đến hơn 90%.

Mỗi khi các quốc gia bắt đầu triển khai các biện pháp y tế, phong tỏa trong cộng đồng thì đại dịch COVID-19 lại bùng phát trở lại ngay sau đó. Tuy nhiên, sau gần một năm kể từ khi COVID-19 lây nhiễm trên toàn cầu, y tế thế giới cũng đã ghi nhận được một số tin tích cực.

9/10 trường hợp nhiễm COVID-19 sẽ khỏi bệnh

Một trong số những vắc xin COVID-19 được đẩy nhanh thử nghiệm vào đầu năm nay dường như đã đưa ra thị trường. Ngày 9/11, Pfizer Inc., nhà sản xuất thuốc Mỹ và công ty công nghệ sinh học BioNTech SE của Đức, cho biết, loại vắc xin COVID-19 này có khả năng ngăn chặn nhiễm trùng SARS-CoV-2 đến hơn 90%.

Nếu hiệu quả của loại thuốc điều trị COVID-19 trên được đảm bảo, có nghĩa, cứ 10 trường hợp nhiễm COVID-19 sẽ có 9 trường hợp khỏi bệnh. Virus Vũ Hán có trở thành đại dịch vì chúng gây tổn thương các tế bào trong cơ thể người, tạo ra các chuỗi lây nhiễm. Với một loại vắc xin đem lại mức độ hiệu quả trong việc điều trị bệnh được sử dụng rộng rãi sẽ là một thông tin tốt. Rất có thể, việc công bố vắc xin này ra thị trường sẽ là một khởi đầu cho sự kết thúc.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc của Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia tại Washington DC. Ảnh: AAP.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc của Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia tại Washington DC. Ảnh: AAP.

Ông Anthony Fauci, Giám đốc của Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia tại Washington DC, cho biết: “Ngày 9/11 quả thật là một ngày tốt lành cho nhóm nghiên cứu y sinh chúng tôi. Hiệu quả đạt hơn 90%, con số này thật phi thường và nó sẽ có tác động lớn đến những gì chúng tôi làm liên quan đến COVID”.

Trong những tuần tới, nhiều kết quả thử nghiệm vắc xin sẽ xuất hiện. Thế nhưng, có khả năng cao là thuốc chủng ngừa COVID-19 có thể hoạt động tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Hiển nhiên sẽ có người lo ngại về tính an toàn của loại thuốc này, làm hạn chế việc sử dụng, bao gồm các tác dụng phụ hiếm gặp và phải mất 2-3 tháng mới phát hiện. Chưa kể đến việc bảo quản vì bản chất loại vắc xin này chỉ phát huy tác dụng ở nhiệt độ cực thấp. Đây là một thách thức về mặt hậu cần khiến việc phân phối ra thị trường khó hơn và chậm hơn.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu thành công vắc xin COVID-19 của hai quốc gia Mỹ và Đức cho công chúng niềm tin, các biện pháp phòng chống và thực hiện giãn cách xã hội sắp dừng lại. Có nghĩa, việc bắt buộc đeo khẩu trang y tế chỉ diễn ra vài tháng chứ không phải vài năm và những liều vắc xin này sẽ cứu và sẽ tiếp tục cứu hàng ngàn mạng sống.

  Vắc xin của Pfizer và BioNTech giúp người dân Mỹ có niềm tin hơn về tình hình dịch bệnh đang diễn biến xấu. Ảnh: Reuters.

Vắc xin của Pfizer và BioNTech giúp người dân Mỹ có niềm tin hơn về tình hình dịch bệnh đang diễn biến xấu. Ảnh: Reuters.

Cuộc công bố bất ngờ của Pfizer cũng có thể là tin tốt cho các nhà sản xuất vắc xin khác như Moderna Inc., dựa trên cùng một công nghệ mRNA, cung cấp các hướng dẫn di truyền phù hợp, sẽ thúc đẩy cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch. Và Pfizer chứng minh, trên thế giới có vắc xin chống lại virus.

Theo đó, Pfizer và BioNTech sẽ gửi đơn đăng ký cấp phép sử dụng khẩn cấp tới Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, đồng thời tiếp tục thu thập và cung cấp dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin. Như vậy, các cơ quan có thể sẽ mất vài tuần để xem xét đóng gói. 

Tuy nhiên, nếu có vắc xin trên thị trường, nguồn cung cấp sẽ bị hạn chế và có khả năng chúng được ưu tiên cho các nhân viên y tế tuyến đầu và những người dễ mắc nhiễm hơn. Trên khắp các cơ quan khoa học của chính phủ, các quan chức y tế hàng đầu đã cảnh báo rằng, hầu hết người Mỹ sẽ không tiêm vắc xin, sớm nhất cho đến mùa xuân.

Trước khi có vắc xin, Mỹ phải đối mặt với thách thức lớn

Trong lúc chờ đợi một kết luận chính xác về vắc xin COVID-19 từ nhà khoa học, sàn giao dịch chứng khoán bắt đầu thay đổi khi các nhà đầu tư bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về sự kết thúc của đại dịch. Một số cổ phiếu đã giảm vào sáng thứ hai, gồm các doanh nghiệp như thuốc khử trùng Clorox Co., ứng dụng họp trực tuyến Zoom Video Communications Inc., mô hình xe đạp tập thể tại nhà Peloton Interactive Inc., các siêu thị bán lẻ Kroger Co., hệ thống kinh doanh thức ăn nhanh Domino's Pizza Inc. hoặc dịch vụ truyền thông Netflix Inc. cho một buổi tối rảnh rỗi không đi ra ngoài,...

Chỉ riêng vắc xin Pfizer -BioNTech sẽ không đủ cho việc điều trị các ca bệnh ở Mỹ. Vậy nên, từ phía đơn vị nghiên cứu thuốc ngừa COVID đã có thỏa thuận cung cấp thêm 100 triệu liều, sau đó sẽ nâng lên 500 triệu liều nữa. 

Một nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân trong phòng điều trị tích cực COVID-19 tại một bệnh viện ở Houston, Texas, vào ngày 8/11. Ảnh: Bloomberg.
Một nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân trong phòng điều trị tích cực COVID-19 tại một bệnh viện ở Houston, Texas, vào ngày 8/11. Ảnh: Bloomberg.

Với số lượng này có thể đủ đối với hầu hết nước Mỹ, nhưng chắc chắn không phải thế giới. Các liều vắc xin sẽ mất thời gian để sản xuất. Ngay cả khi các nhà nghiên cứu khác tạo ra nhiều loại vắc xin có kết quả tích cực, đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài đến năm 2021 đối với hầu hết các nước phát triển và lâu hơn nữa đối với những quốc gia kém phát triển.

Người dân Mỹ đang phải đối mặt với một mùa đông khó khăn phía trước. Hôm thứ hai (9/10), ông Bill de Blasio, Thị trưởng New York, cho biết, thành phố đang “gần hơn với nguy hiểm” khi làn sóng nhiễm trùng thứ hai, sau khi mùa xuân này trở thành nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên hành tinh và khiến hàng nghìn cư dân mất tích vì virus. Hiện nay, khắp nước Mỹ, các trường hợp đã đạt kỷ lục mới về số ca mắc hàng ngày. 

Trên trang Twitter của mình, Bác sĩ Ashish Jha, Trưởng Khoa Y tế Công cộng của Đại học Brown, cho biết: “Chúng ta đang bước vào những ngày khó khăn nhất của đại dịch. Hai tháng tới sẽ chứng kiến ​​rất nhiều ca nhiễm trùng và tử vong”. Nhưng, Jha nói thêm: “Thông tin về vắc xin có khả năng ngăn chặn COVID-19 của Pfizer và BioNTech là tia hy vọng đối với người dân Mỹ trong những ngày u tối”.

Đánh bại COVID-19 mà không cần vắc xin trong tay

Theo tờ Bloomberg ghi nhận, thực tế trên thế giới vẫn tồn tại một số quốc gia đánh bại COVID-19 mà không cần vắc xin trong tay. Chẳng hạn, New Zealand đủ hệ thống quản lý, Hàn Quốc có năng lực kỹ thuật hoặc chính phủ sẵn sàng thực hiện các biện pháp kiểm soát hà khắc như Trung Quốc. Trong khi đó, vẫn còn nhiều quốc gia bị động trước sự tàn phá của đại dịch.

Theo Ban Quản lý phòng chống đại dịch COVID-19, chỉ trong tuần qua, Mỹ ghi nhận 6.540 trường hợp tử vong. Với số ca nhiễm tăng, dự đoán trong những tuần tới số ca tử vong sẽ tăng tiếp tục. Và với tốc độ hiện tại, virus sẽ cướp đi mạng sống của hơn 300.000 người Mỹ vào cuối năm. Vậy nên, trước khi việc vắc xin được công bố và đưa vào hoạt động một cách phổ biến rộng rãi, các biện pháp y tế công cộng vẫn cần được đảm bảo nghiêm ngặt.

Về tình hình vắc xin COVID-19 của Pfizer, đơn vị nghiên cứu cho biết, mặc dù đã có 44.000 người đăng ký tham gia thử nghiệm, nhưng đợt dịch vào mùa hè được kiểm soát cũng đã ảnh hưởng không ít đến tác dụng của thuốc. 

XUYẾN KIM

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương