Vấn đề năng lượng trong tiêu dùng xanh do PGS.TS Lưu Đức Hải, Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, và TS Hoàng Thị Huê, Trường Tài nguyên môi trường Hà Nội. |
Thế giới Loài người đã bước sang giai đoạn phát triển vượt qua mức tái tạo của tài nguyên và môi trường sống của Trái đất do sự gia tăng dân số, gia tăng mức tiêu thụ của từng cá nhân, sự canh tranh không gian và nguồn lực phát triển, v.v. Mười vấn đề môi trường mà Loài người đang phải đối diện và cần giải quyết để tồn tại và phát triển bao gồm: 1 Biến đổi khí hậu, 2 Ô nhiễm không khí, 3) Rác thải nhựa, 4 Băng tan và dâng cao mực nước biển, 5 Suy giảm đa dạng sinh học, 6 Nguồn nước suy thoái và ô nhiễm, 7 Dân số tăng nhanh, 8 Sự lãng phí và cạn kiệt tài nguyên không tái tạo, 9 Rác thải tăng nhạnh và 10 Thiếu chính sách bảo vệ môi trường chung của Trái đất.
Trong bối cảnh đó, TIÊU DÙNG XANH được xem là xu hướng ngày càng quan trọng để hạn chế tác động tiêu cực của các vấn đề môi trường mà Loài nước đang phải đối mặt nêu trên. Bài nghiên cứu chỉ tập trung phân tích khía cạnh năng lượng trong Tiêu dùng xanh trong sản xuất, tiêu thụ và hoạt động sống của từng các nhân và cộng đồng người.
TIÊU DUNG XANH VÀ VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG TRONG TIÊU DÙNG XANH
Khái niệm
Tiêu dùng xanh đề cập đến việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không làm tổn hại đến sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên. Các sản phẩm thân thiện với môi trường, còn gọi là sản phẩm xanh, là những sản phẩm gây hại tối thiểu đến môi trường trong suốt vòng đời của chúng: bao gồm vật liệu sử dụng trong sản xuất, quy trình sản xuất, bao bì, sử dụng và xử lý thân thiện với môi trường.
Tiêu dùng xanh là hành vi tiêu dùng hướng đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này bao gồm việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và giảm thiểu chất thải.
Tiêu dùng xanh là một giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu: Tiêu dùng xanh được coi là một trong những giải pháp hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, người tiêu dùng có thể giảm lượng khí nhà kính phát thải từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Các xu hướng kiểm soát tiêu dùng năng lượng xanh
- Chọn sản phẩm xanh: Sử dụng hàng hóa được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo hoặc có quy trình sản xuất bền vững.
- Tiết kiệm năng lượng: Tiết kiệm năng lượng trong tiêu dùng liên quan đến việc giảm thiểu sử dụng năng lượng thông qua các biện pháp như sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, cải thiện hiệu suất năng lượng của các tòa nhà và thay đổi thói quen tiêu dùng. Tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng trong gia đình và doanh nghiệp, như bóng đèn LED, thiết bị điện hiệu suất cao, và các hệ thống quản lý năng lượng thông minh, có thể giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ và do đó, giảm phát thải khí nhà kính.
- Sử dụng năng lượng mặt trời, gió, và thủy điện bao gồm: việc khai thác các nguồn năng lượng tự nhiên, như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối. Đây là phương pháp bền vững giúp giảm thiểu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính. Thay đổi thói quen tiêu dùng để giảm sử dụng năng lượng từ các nguồn không tái tạo;
- Tái chế và tái sử dụng: khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào các chương trình tái chế và sử dụng lại sản phẩm; phân loại rác tài nguồn nhằm thu hồi và tái sử dụng các tài nguyên và sản phẩm có trong rác thải.
- Thiết kế bền vững: thiết kế sản phẩm dễ tái chế và có tuổi thọ lâu dài, giảm lượng chất thải từ việc thay thế sản phẩm mới.
- Giáo dục và truyền thông môi trường để cung cấp kiến thức và nhận thức của cộng đồng về tiêu dùng xanh, đưa nội dụng bảo vệ môi trường và tiêu dùng xanh vào chương trình học ở các cấp.
Năng lượng và dấu chân carbon trong tiêu dùng xanh
Dấu chân carbon (carbon footprint) là chỉ số đo lường tổng lượng khí CO₂ và các khí nhà kính khác phát thải bởi một cá nhân, tổ chức hoặc sản phẩm trong suốt vòng đời của nó. Dấu chân carbon thường được tính bằng tấn CO₂ tương đương (CO₂e). Nó phản ánh sự tiêu thụ năng lượng trong sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Năng lượng là một trong những yếu tố chính góp phần vào dấu chân carbon của cá nhân và tổ chức. Việc sử dụng năng lượng từ các nguồn không tái tạo như than, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dẫn đến phát thải lớn khí nhà kính. Do đó, chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, và sinh khối là một bước quan trọng trong tiêu dùng xanh, giúp giảm thiểu tác động môi trường.
Chuyển đổi sang tiêu dùng xanh thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo là một bước quan trọng trong việc giảm dấu chân carbon. Với sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu, việc thúc đẩy năng lượng tái tạo sẽ không chỉ góp phần giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra một tương lai bền vững hơn cho hành tinh. Cần có các chính sách và khuyến khích từ cả chính phủ và xã hội để thúc đẩy quá trình này, đảm bảo rằng chúng ta đang đi đúng hướng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Tín chỉ Carbon
Tín chỉ carbon (carbon credit) là chứng nhận đại diện cho quyền phát thải ra một tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khí nhà kính khác được quy đổi tương đương 1 tấn CO2 (CO2tđ). Một tấn CO2tđ được xem là 1 tín chỉ carbon. Đây là đơn vị mua bán trên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương. Các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon gồm:
- Phân bổ tín chỉ: Chính phủ hoặc cơ quan quản lý sẽ xác định tổng số lượng phát thải tối đa cho một khu vực hoặc ngành cụ thể và phát hành tín chỉ tương ứng.
- Thị trường tín chỉ: Các tổ chức có thể giao dịch tín chỉ này. Nếu một tổ chức giảm phát thải hơn mức được cấp, họ có thể bán tín chỉ dư thừa. Ngược lại, nếu họ phát thải nhiều hơn, họ phải mua tín chỉ từ tổ chức khác.
Tác động của Tín chỉ carbon đối với tiêu dùng xanh:
- Khuyến khích sử dụng sản phẩm xanh: Khi giá tín chỉ carbon tăng, việc sử dụng năng lượng và sản phẩm từ nguồn không tái tạo trở nên đắt đỏ hơn, tạo động lực cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bền vững.
- Hỗ trợ phát triển công nghệ sạch: Các công ty có thể sử dụng doanh thu từ việc bán tín chỉ carbon để đầu tư vào công nghệ xanh và năng lượng tái tạo, từ đó thúc đẩy tiêu dùng xanh.
Thuế Carbon
Thuế carbon là một loại thuế môi trường đánh vào lượng carbon của năng lượng được sử dùng để sản xuất ra hàng hóa hay thực hiện dịch vụ cụ thể nào đó. Mục đích của thuế carbon là khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm thiểu việc sử dụng năng lượng tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tạo ra nguồn thu cho chính phủ để đầu tư vào các dự án bền vững. Các hoạt động liên quan đến thuế thuế Carbon có thể bao gồm:
- Áp dụng thuế: Chính phủ xác định mức thuế dựa trên lượng CO₂ mà sản phẩm hoặc dịch vụ phát thải ra môi trường khi sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm phát thải nhiều khí nhà kính sẽ có mức thuế cao hơn.
- Tác động đến giá sản phẩm: Mức thuế này sẽ được cộng vào giá bán sản phẩm, khiến cho sản phẩm phát thải nhiều trở nên đắt đỏ hơn, trong khi sản phẩm xanh có thể có giá cạnh tranh hơn.
Tác động đối với tiêu dùng xanh:
- Khuyến khích tiêu dùng bền vững: Thuế carbon làm cho sản phẩm không thân thiện với môi trường trở nên kém hấp dẫn hơn, khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn sản phẩm xanh và bền vững hơn.
- Tạo nguồn tài chính cho sáng kiến xanh: Doanh thu từ thuế carbon có thể được sử dụng để tài trợ cho các chương trình bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, và nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững.
Tín chỉ carbon và thuế carbon là hai công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu dùng xanh. Chúng không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra cơ hội để người tiêu dùng và doanh nghiệp tham gia tích cực vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tiêu dùng xanh trong thương mại quốc tế
Tiêu dùng xanh không chỉ là vấn đề nội địa mà còn là một phần quan trọng trong thương mại quốc tế. Các quốc gia và doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm xanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tiêu chuẩn môi trường ngày càng được áp dụng trong thương mại, với các hiệp định thương mại yêu cầu sản phẩm phải đạt tiêu chí về bền vững và bảo vệ môi trường.
Tiêu dùng xanh trong thương mại quốc tế đề cập đến việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường trong bối cảnh toàn cầu. Điều này bao gồm các quy trình sản xuất bền vững, quản lý nguồn tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động thương mại. Tiêu dùng xanh trong thương mại quốc tế được minh chứng bằng những tiêu chuẩn và chứng nhận môi trường như: Tiêu chuẩn ISO; Chứng nhận sản phẩm xanh
Tiêu dùng xanh tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng ra thị trường mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm bền vững. Nhu cầu về sản phẩm xanh thúc đẩy đổi mới công nghệ trong sản xuất và cung ứng, tạo ra các giải pháp hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường.
Tiêu dùng xanh trong thương mại quốc tế không chỉ là một xu hướng mà còn là một phần thiết yếu trong việc xây dựng một nền kinh tế bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bằng cách thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, thương mại quốc tế có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững toàn cầu, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp
THỰC HÀNH TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG XANH
Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
Các nguồn năng lượng tái tạo trên Trái đất rất đa dạng và trữ lượng lớn, gồm các nguồn năng lượng phát sinh từ mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng Trái đất.
Nguồn năng lượng tái tạo phát sinh từ mặt trời gồm: thủy điện, bức xạ mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng biển, năng lượng sinh khối.
Thủy điện là nguồn cung cấp năng lượng tái tạo quan trọng của Loài người trong giai đoạn hiện nay. Theo công suất lắp máy người ta chia thủy điện thành các loại: lớn có công suất lắp máy >100 MW, vừa 25-100 MW, nhỏ 1-25 MW, Mini 100 KW-1MW, Micro 5-100 KW. Ở Việt Nam theo công suất lắp máy có thể chia thành 3 nhóm: thủy điện lớn và siêu lớn >100 MW, thủy điện vừa 30-100 MW, thủy điện nhỏ và siêu nhỏ
Bức xạ mặt trời có thể sử dụng trong thực tế đời sống: sưởi và sấy sản phẩm, bình đun nước nóng, bếp đun mặt trời, nhà máy nhiệt điện mặt trời và đặc biệt là pin mặt trời.
Năng lượng gió được sử dụng trong thực tế đời sống: giao thông trên đại dương, cối xay gió, đặc biệt hiện nay là tuyabin gió phát điện.
Năng lượng thủy triều là năng lượng tạo ra do sự chuyển động chuyển động khối nước biển trong các chu kỳ triều ở vùng ven biển.
Năng lượng sóng tạo ra do dao động thẳng đứng của khối nước biển.
Năng lượng sinh khối: là dạng năng lượng mặt trời chứa trong các loại sinh khối thực vật (gỗ, cánh, lá, phụ phẩm nông nghiệp), rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi.
Nguồn năng lượng tàn dư trong lòng đất: được gọi là năng lượng địa nhiệt
Xu hướng hiện nay trong phát triển của loài người là phát triển các công nghệ để khai thác và nâng cao hiệu suất khai thác các loại năng lượng tái tạo từ quy mô nhà máy công nghiệp đến tiêu dùng hàng ngày trong các hộ gia đình.
Các nguồn năng lượng trên đang được khai thác trong các thiết bị khác nhau và đang được chuyển đổi thành năng lượng điện.
Sử dụng tiết kiệm năng lượng và điện trong sản xuất
Điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng hóa thạch và tái tạo; đối với Việt Nam hiện nay trên 50% sản lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng hóa thạch. Hệ số phát thải của hệ thống điện Việt Nam được thống kê và tính hàng năm, riêng năm 2022 là 0,6766 tCO2/ MWh. Do vậy, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng là giải pháp tiêu dùng xanh. Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2012 đã ghi rõ: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống”. Trong đó, bao gồm các điều khoản:
- Điều 9. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp;
- Điều 10. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hoá;
- Điều 11. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở chế tạo, sửa chữa phương tiện, thiết bị;
- Điều 13. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng;
- Điều 26. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ;
- Điều 27. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình;
- Điều 43. Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
KẾT LUẬN
Tiêu dùng xanh đã trở thành một yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh những thách thức ngày càng gia tăng từ việc sử dụng năng lượng không bền vững và phát thải khí nhà kính, tiêu dùng xanh không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững.
Việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, và sử dụng năng lượng tái tạo là những hành động thiết thực mà mỗi cá nhân và tổ chức có thể thực hiện. Hơn nữa, các công cụ như tín chỉ carbon và thuế carbon không chỉ khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn bền vững mà còn tạo ra nguồn lực tài chính để đầu tư vào công nghệ và giải pháp xanh.
Tiêu dùng xanh cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn có tầm quan trọng lớn trong thương mại quốc tế. Sự gia tăng yêu cầu về sản phẩm xanh và các tiêu chuẩn môi trường trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang thúc đẩy sự đổi mới và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp bền vững.
Như vậy, để xây dựng một tương lai bền vững hơn, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc thúc đẩy tiêu dùng xanh. Những hành động này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sự phát triển kinh tế lâu dài và bền vững cho thế hệ tương lai.
Nghiên cứu chế vỏ thuốc từ tơ tằm
Không chỉ dùng trong thời trang, tơ tằm giờ được sử dụng để tạo đột phá trong y học