Michel Eyquem de Montaigne, một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của thời kỳ Phục Hưng Pháp, từng nói: "Phần thưởng lớn nhất mà một người lớn tuổi là sự nhân từ và tình yêu thương của gia đình, sự thống trị và kính sợ không còn là vũ khí của họ".
Nhà, thực sự quan trọng đối với người lớn tuổi nên ai cũng phải yêu thương và học cách “vận hành” gia đình.
Sau 60 tuổi, đã đến lúc an hưởng tuổi già, truyền lại kinh nghiệm sống cho thế hệ sau và không “tiết lộ” 3 điều này cho dù cuộc sống sung sướng đến mấy:
1. Điều kiện sống đủ đầy: Đừng khoe khoang
Thông thường chúng ta có logic tư duy thế này: Người có thể chia sẻ hạnh phúc với bạn là những người rất yêu thương bạn và thành thật với nhau. Tuy nhiên, chúng ta phải học cách kiểm soát lời ăn tiếng nói, không phải cái gì cũng có thể chia sẻ được.
Sau nhiều năm nghiên cứu của nhà tâm lý học Abraham Maslow, nhu cầu được phân cấp theo thứ bậc. Cấp thứ nhất là nước, thức ăn, giấc ngủ...; cấp thứ hai là sức khỏe, nguồn lực, sự bảo đảm về mặt tài sản...; cấp thứ ba là tình cảm; cấp thứ tư là danh dự và sự tôn trọng; cấp thứ năm là đạo đức, sức sáng tạo...
Không phải ai có cùng mức sống, điều kiện như mình. Có người đã nghỉ hưu, có người cả đời làm việc quần quật chỉ đủ ăn, có người nợ nần chồng chất. Khi có điều kiện sống tốt, có nghĩa là bạn đã có thể nghỉ hưu sống an nhàn, bạn vẫn còn tiền tiết kiệm, nhà, xe, sống thoải mái và thậm chí còn đi du lịch thường xuyên.
Bạn có thể chia sẻ với thái độ tích cực về cuộc sống đầy đủ của mình, nhưng đừng thái quá và nhiều lần, nếu không lại khiến đối phương sinh lòng chán ghét.
2. Con cái hiếu thảo, giỏi giang: Đừng tự đắc
Cổ nhân có câu: "Lòng người hay ghen tị, họa từ miệng mà ra".
Có một sự thật rất thực tế: Người ta muốn bạn sống tốt nhưng lại không muốn bạn sống tốt hơn họ.
Đối với người lớn tuổi, hiếu đạo chân chính trong gia đình được thể hiện ở việc “sống chung hòa thuận, con cháu giỏi giang”.
Khi nói về việc con cái hiếu thảo với bạn như thế nào và chúng giỏi giang, giàu có ra sao thì đối phương ít nhiều cũng nổi lên lòng ghen tị. Người càng thân quen, sự đố kỵ này càng to lớn hơn.
Người xưa có câu: “Thiện ác tương tồn, phúc họa tự thấy”. Bên cạnh những điều tốt, còn có những chuyện xấu. Bên cạnh người tốt luôn có người xấu. Lòng người khó có thể nhìn thấu. Anh em có thể tương tàn, huống chi người ngoài.
Đối với chuyện của con cái, hãy dùng cách “cười mà không nói”, hoặc thậm chí chỉ chia sẻ những bất trắc, không thuận lợi của con cái mình, như thế mới ít rước về hậu họa khôn lường, tránh người đời đố kỵ.
3. Được trưởng bối yêu thương thiên vị: Đừng kiêu ngạo
Rất nhiều gia đình tồn tại một hiện tượng: Cha mẹ thiên vị con cái.
Điều này không nhất thiết gây ra hậu quả xấu. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, khi được người lớn yêu thương hơn một chút, cho nhiều món ngon, tiền bạc hơn anh chị em mình, cũng đừng ôm thái độ đắc chí, kiêu ngạo, coi trời bằng vung.
Một khi cán cân mất cân bằng, người thì sung sướng trong tình thương, người lại bất mãn vì thiếu thốn. Anh chị em mất lòng nhau thì gia đình khó yên bình và phát triển.
Do đó, nếu may mắn được yêu thương nhiều hơn, hãy im lặng, biết là được, thậm chí có thể chia ngọt sẻ bùi để khỏa lấp khoảng thiếu hụt cho người kia.
Cuộc sống về già thật sự trọn vẹn khi mọi người gặp mặt nhau trong vui vẻ, chân thành thăm hỏi, nhìn thấy đối phương an ổn mà mỉm cười hạnh phúc, chứ không phải hơn thua và ghi thù chuốc hận.
Sau 60 tuổi, dù là trong sinh hoạt hàng ngày hay giao lưu, bạn nên “bình tĩnh và sống chậm” đi một chút, cố gắng tránh xa chuyện lợi ích. Đừng chỉ nói mà hãy học cách chậm lại lắng nghe, suy xét nhiều hơn và biết nghĩ cho đối phương.
Làm người, tình cảm không trao đi tất cả, mới đậm sâu; lời không nói tuyệt tình, mới lâu dài.
2 câu chuyện khiến nhiều cha mẹ giật mình nhận ra vì sao con cái sau này xa cách, không hiếu thảo
Thương con là bản năng của cha mẹ, dạy con là phép tắc của cha mẹ.