Liệu rằng cha mẹ đã giao tiếp đúng cách với con cái?

Các nhà tâm lý học tin rằng một đứa trẻ cởi mở, sẵn sàng chia sẻ cảm xúc với cha mẹ sẽ phát triển nhận thức và nhân cách tốt hơn.

Giao tiếp giữa người với người đang dần được thay thế bởi các tiện ích, các thiết bị điện tử thông minh. Mọi người, kể cả người lớn và trẻ nhỏ, đều dành phần lớn thời gian dán mắt vào điện thoại, máy tính hơn là những giây phút trò chuyện, vui đùa cùng nhau.

Thật đáng buồn, trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng đang được “số hóa”. Trong mỗi giai đoạn phát triển của con, từ lúc cất tiếng khóc chào đời đến tuổi đi học, dậy thì và trưởng thành đều rất cần sự quan tâm, chia sẻ, tâm sự của các bậc phụ huynh từng ngày.

Những khoảng khắc gia đình ngồi quây quần bên nhau, trò chuyện, chơi đùa cùng nhau không chỉ làm cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái khắng khít hơn mà nó còn là thời gian để cha mẹ dạy dỗ, chia sẻ cùng con. Mặt khác, các cuộc trò chuyện thường xuyên ở nhà sẽ giúp trẻ chia sẻ các vấn đề tế nhị bản thân, trút bầu tâm sự.

Vậy, làm thế nào để giao tiếp hiệu quả với con?

Liệu rằng cha mẹ đã giao tiếp đúng cách với con cái?

Hãy chuyên tâm lắng nghe con

Mỗi khi trò chuyện cùng con hay khi con đang hào hứng chia sẻ câu chuyện nào đó với cha mẹ, hãy lắng nghe con với toàn bộ cơ thể. Vừa làm việc vừa nghe con nói sẽ không mang lại cuộc giao tiếp hiệu quả. Ngoài ra, cha mẹ không nên cắt ngang lời nói của con, hãy kiên nhẫn hơn. Khi đó, cha mẹ sẽ biết chính xác những gì con đã trải qua, suy nghĩ của con như thế nào về vấn đề và có hướng nói chuyện phù hợp với con.

Việc kiên nhẫn lắng nghe con cũng giúp con hình thành thói quen tốt khi giao tiếp với mọi người xung quanh, biết quan sát lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ khi cần thiết, khả năng tổ chức và kiểm soát cuộc trò chuyện.

Tuy nhiên khi con đến một độ tuổi nhất định, các cuộc hội thoại cần được xoắn lại một chút, tức là nói vào trọng tâm vấn đề không diễn giải dài dòng. Điển hình ở độ tuổi thanh thiếu niên. Một vài câu nói “chen ngang có chủ đích” vào câu chuyện sẽ không làm con cảm thấy khó chịu, mất hứng.

Dành thời gian cho con

Trước khi làm điều này, cha mẹ cần cẩn thận quan sát làm thế nào và khi nào các con muốn nói chuyện. Mỗi đứa trẻ đều có một phong cách và ý thích khác nhau. Do đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho các con, đặc biệt là những khoảng thời gian nhất định trong ngày, ví dụ trên đường đưa con đi học, buổi chiều sau giờ học của con hoặc dành thời gian nhiều hơn cho con trước khi chúng đi ngủ.

Chia sẻ phản hồi tích cực

Khi con chia sẻ thông tin hoặc phản ứng thái quá, cha mẹ nên hiểu rằng việc la mắng, đánh phạt con khắc nghiệt, tỏ thái độ giận dữ khó chịu với con cũng không thể giải quyết được vấn đề. Ngược lại, nó sẽ gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và tư duy của con trong tương lai. Hãy cố gắng chia sẻ một cách tích cực với con, ít nhất là một điểm tích cực nào đó trong vấn đề.

Nếu con bướng bỉnh, hư hỏng, không vâng lời, cha mẹ nên tìm cách trò chuyện, khuyên răng con theo cách thức mà không làm tổn thương đến con. Hãy luôn nghĩ về những điều tốt đẹp. Cha mẹ có thể nói với con việc cha mẹ không hài lòng về những việc con đã làm, nhưng cha mẹ tin rằng con có thể làm tốt hơn vào những lần tiếp thep.

Hoặc khi con cư xử, hành động sai trái, con vẫn có cơ hội để sửa chữa. Ý tưởng này là để con tự nhận thức sai phạm của con và khắc phục tích cực. Mặt khác, việc chia sẻ tích cực sẽ khuyến khích con thường xuyên có những hành vi, thái độ tốt hơn.

Cho con biết về cha mẹ của chúng

Đây đơn giản là một bài tập thư giãn hàng ngày. Để cho các con biết về cha mẹ của chúng, nghề nghiệp, sở thích, tâm tư tình cảm… là một ý tưởng tuyệt vời. Nó củng cố hơn về mối quan hệ gia đình, giúp các con hiểu hơn về cha mẹ, khiến trẻ biết yêu thương, tôn trọng và cảm thông với cha mẹ hơn. Đồng thời, chúng sẽ vô cùng tự hào kể với mọi người về người cha, người mẹ của mình.

Nhận diện cảm xúc và hành vi của con

Làm cha mẹ sẽ hiểu, tính khí thất thường của con thay đổi chóng mặt. Đôi khi vừa vui đùa đấy, quay lưng lại đã thấy con ngồi ủ rũ ở một góc phòng. Hoặc con cáu gắt, tức giận, chán nản, buồn bã mà cha mẹ không thể biết lý do tại sao.

Nhưng cho dù là lý do gì, cha mẹ cũng nên chú ý quan sát và bắt chuyện, gợi mở vấn đề cùng con. Nó sẽ khiến trẻ cảm thấy được hơi ấm của gia đình, không cảm thấy cô độc. Cha mẹ có thể hỏi con những câu hỏi đơn giản, liên quan đến cảm xúc “bất thường” của con. Tuy nhiên, nếu con chưa sẵn sàng chia sẻ, cha mẹ cũng không nên bắt ép hay quát mắng con. Thay vào đó, cho các con thêm thời gian, chúng sẽ kể vào một thời điểm thích hợp, ít nhất là khi con trở lại trạng thái cân bằng.

Những câu hỏi gợi mở vấn đề là cần thiết trong một cuộc trò chuyện

Câu hỏi “chết” không thú vị, sẽ có ít khả năng thảo luận và chi tiết hơn trong các câu hỏi như vậy. Các câu hỏi mở mang đến cơ hội để mở rộng cuộc thảo luận. Điều này đặc biệt hiệu quả khi cha mẹ nghĩ rằng con cần được tư duy, giúp con chia sẻ nhiều hơn. Những câu hỏi này cho phép các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về các con và khiến chúng cảm thấy cha mẹ luôn xem trọng ý tưởng và suy nghĩ của chúng.

Theo thehealthside.com

THÙY TRANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương