Vì sao người trẻ thấy tự tin hơn khi giao tiếp trực tuyến?

Nhiều bạn trẻ Gen Z (những người sinh từ cuối những năm 1990 đến năm 2010) có xu hướng giao tiếp trực tuyến hơn.

Theo kết quả cuộc khảo sát của công ty Adobe (Mỹ) với 1.000 người cho thấy 83% người thuộc thế hệ Z cho rằng họ cảm thấy thoải mái khi thể hiện cảm xúc qua tin nhắn. Cứ 5 người thế hệ Z thì có 1 người cho rằng thể hiện bản thân trực tuyến dễ dàng hơn so với ngoại tuyến.

Vì sao người trẻ thấy tự tin hơn khi giao tiếp trực tuyến?

Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An, cựu giảng viên Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, nhận định: “Việc Gen Z giao tiếp trực tuyến lâu ngày có thể để lại những hệ lụy về sau, nhất là kỹ năng giao tiếp xã hội. Lý do là các bạn đã có thói quen giao tiếp thông qua bàn phím, màn hình điện thoại nên khi giao tiếp trực tiếp thường ngại ngùng, lúng túng, diễn đạt thiếu logic… Thậm chí, thói quen dán mắt vào màn hình điện thoại còn tạo ra khoảng cách vô hình khi gặp gỡ bạn bè”.

Việc hoạt ngôn trên mạng nhưng rụt rè ngoài đời có thể đến từ thói quen chuyển hóa suy nghĩ trong đầu ra bên ngoài thông qua cơ tay (ngôn ngữ viết), nên khi chuyển cơ chế diễn đạt thông qua cơ miệng (ngôn ngữ nói) sẽ gặp những khó khăn nhất định trong khâu diễn đạt. Thêm vào đó, bản chất của hai môi trường giao tiếp này hoàn toàn khác nhau. Giao tiếp trực tiếp sẽ cộng hưởng thêm hiệu ứng đám đông khiến một số bạn thiếu tự tin, lúng túng.

Để Gen Z cải thiện khả năng giao tiếp ngoài đời thực, thạc sĩ An cho lời khuyên: “Người trẻ nên tham gia các nhóm cộng đồng, câu lạc bộ hay hoạt động xã hội để mở mang kiến thức, học hỏi cách giao tiếp ứng xử, đặc biệt là tăng sự tương tác ngoài đời với người khác. Trong lớp học, các bạn cần tích cực tham gia hoạt động nhóm, thuyết trình, thậm chí là cuộc thi hùng biện để rèn luyện khả năng tư duy, diễn đạt bằng ngôn ngữ. Đừng quên, ‘chìa khóa’ cho một cuộc nói chuyện thành công ngoài đời thực là thái độ biết lắng nghe, cũng như đặt mình vào vị trí của đối phương”.

Thanh Mai

Tuyến đường sắt Trung Quốc - châu Âu rơi vào thế 'tiến thoái lưỡng nan'

Tuyến đường sắt Trung Quốc - châu Âu rơi vào thế 'tiến thoái lưỡng nan'

Chuyển hàng qua Nga từng chiếm 60% hoạt động kinh doanh của Rail Bridge Cargo, một công ty hậu cần của Châu Âu. Sau đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraina và các khách hàng lo lắng, đặc biệt là ở Mỹ, bắt đầu yêu cầu các tuyến vận tải thay thế.

Đọc nhiều nhất