Cụ thể công hàm ngày 23/3, Trung Quốc phản hồi tài liệu của Philippines, cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề", "có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất". Bắc Kinh cũng cho rằng mình "có quyền lịch sử" ở Biển Đông, dựa trên "bằng chứng lịch sử và pháp lý".
Còn công hàm ngày 12/12/2019, Trung Quốc gửi công hàm phản hồi tài liệu của Malaysia và cho biết nước này có chủ quyền với Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa (tron đó Nam Sa là Trường Sa, Tây Sa là Hoàng Sa).
Việt Nam ghi rõ "phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông". Khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa đó là Công ước của LHQ và Luật Biển 1982, quy định về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại UNCLOS, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý", Công hàm ngày 30/3 cho biết.
Việt Nam thể hiện lập trường nhất quán về các vấn đề trên đã được khẳng định trong văn bản của LHQ. Phái đoàn của Việt Nam đề nghị LHQ lưu hành công hàm 30/3 của Việt Nam đến tất cả các quốc gia thành viên UNCLOS, cũng như tất cả các thành viên của LHQ.
Hà Nội có ca nhiễm Covid-19 ủ bệnh 23 ngày
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có những trao đổi về hai ca nhiễm mới của Hà Nội.