Việt Nam tăng 10 bậc trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu

Diễn đàn kinh tế thế giới đã công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu hàng năm nhằm đánh tăng trưởng dài hạn trên thế giới.

Báo cáo của WEF được công bố thường niên, kể từ năm 1979. WEF xếp hạng các nền kinh tế thông qua 103 tiêu chí được chia thành 12 cột trụ. Các cột trụ này được chia vào 4 nhóm chính, gồm Môi trường thuận lợi (Thể chế, Cơ sở hạ tầng, Sự phổ cập công nghệ thông tin - viễn thông, Ổn định vĩ mô), Thị trường (Sản phẩm, Lao động, Hệ thống tài chính, Quy mô thị trường), Nhân lực (Sức khỏe, Kỹ năng) và Hệ sinh thái đột phá sáng tạo (Sự năng động trong kinh doanh, Khả năng đột phá).

Khả năng đổi mới, sức khỏe, kỹ năng và sự năng động trong kinh doanh là một trong những chủ đề được tính đến. Năm nay, Singapore đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới với số điểm 84,3/100 điểm.

Việt Nam tăng 10 bậc trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu

Singapore thực hiện tốt sự ổn định kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, khả năng đổi mới và thị trường lao động của họ. Mặc dù Mỹ tụt xuống vị trí thứ hai với 83,7/100, báo cáo cho biết đây vẫn là một cường quốc đổi mới, đứng đầu về trụ cột năng động kinh doanh, thứ hai về khả năng đổi mới.

Theo đánh giá mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số năng lực cạnh tranh (NLCT) toàn cầu  của Việt Nam  đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm trong một năm vừa qua. Báo cáo GCI đánh giá Việt Nam là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới.

Xét về các hạng mục chính, về chỉ số Market Size (Quy mô thị trường) - đứng thứ 26. Các chỉ số còn lại giao động từ hạng 41 đến hạng 93. Về các chỉ số thành phần, Việt Nam nằm trong nhóm có nguy cơ khủng bố thấp nhất thế giới và lạm phát ổn định nhất thế giới. Cả hai hạng mục này Việt Nam đạt trọn vẹn 100 điểm.

Trong 12 trụ cột của WEF, Việt Nam được đánh giá cao nhất tại Sức khỏe, với 81 điểm, đứng thứ 71. Dù được 57 điểm, nhưng trụ cột Kỹ năng của Việt Nam lại đứng thứ 93, thấp nhất trong 12 trụ cột. Nhìn chung, gần như tất cả lĩnh vực của Việt Nam đều tăng điểm.

Vị trí 67 cũng là vị trí cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay trên bảng xếp hạng của WEF. Mặt khác, Việt Nam cũng là quốc gia được đánh giá có mức tăng cao nhất trên thế giới (về điểm số) trong năm nay.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực cạnh tranh nhất trên thế giới, theo sát là châu Âu và Bắc Mỹ. Điểm trung bình trên 141 nền kinh tế chỉ là 61 điểm liên quan đến việc nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với triển vọng suy thoái.

MINH TUẤN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương