Theo hãng tin CNA của Singapore, Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á, nhờ lực lượng lao động trẻ có trình độ đang tạo dấu ấn trong ngành công nghệ và kinh doanh toàn cầu. Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều bất ổn cũng như động lực thương mại thay đổi, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,42%. Việt Nam cũng lọt vào danh sách 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Ảnh minh họa |
Đặc biệt, Việt Nam cũng được đánh giá là đang “trỗi dậy” trong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông (ICT) và công nghiệp bán dẫn.
Theo CNA, hơn 70.000 công ty công nghệ, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Một loạt tập đoàn lớn như Amazon, Samsung, Sumitomo Corporation và Lego đã thiết lập hoạt động tại Việt Nam để tận dụng các tiềm năng.
Việt Nam đã xếp hạng thứ 39 toàn cầu vào năm ngoái, cùng với mục tiêu sẽ trở thành quốc gia đóng góp chính vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu vào năm 204.
Theo đánh giá của CNA, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do trong thời gian vừa qua đã giúp Việt Nam đã trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức đầu tư đạt hơn 36 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 32% so với năm trước đó. Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 7 về Chỉ số vị trí dịch vụ toàn cầu năm 2023 và là 1 trong 5 quốc gia thu hút hơn 10% đầu tư mới toàn cầu kể từ năm 2017.
CNA nhận định Việt Nam có vị trí chiến lược, lực lượng lao động lành nghề và các chính sách có lợi cho doanh nghiệp. Việt Nam một trong những nguồn nhân lực công nghệ thông tin chính của thế giới nhờ số lượng đào tạo nhân lực lớn.
Lich sử của chất bán dẫn: Lịch sử của thế kỷ 21
“Chip War - Cuộc chiến vi mạch” được xem là biên niên sử về cuộc chiến kéo dài hàng thập niên để kiểm soát công nghệ vi mạch.