Sáng 14/7, các chặng bay đông khách như: Hà Nội - TPHCM; Hà Nội/TP.HCM - Phú Quốc/Nha Trang/Đà Nẵng; Hà Nội - Đà Lạt… giá vé từ nay tới cuối tháng 7 dao động 2-2,5 triệu đồng/chiều. Cuối tuần, nhiều chuyến bay có giá vé 3 triệu đồng/chiều đi.
Nhiều khách hàng dù đã bỏ khá nhiều tiền vé nhưng lại gặp tình trạng chậm, hủy chuyến.
Từ đầu tháng 6 tới nay, khách hàng đi lại bằng đường hàng không tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2019. Theo số liệu của Cục Hàng không cho thấy, tháng 6 vừa qua, có 65 chuyến bay bị hủy, hơn 5,6 nghìn chuyến bay bị chậm. Dẫn đầu danh sách chậm, hủy chuyến là các chuyến bay của hãng Vietjet, tiếp đến là Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines.
Số chuyến bay đúng giờ trong tháng chỉ đạt 81% tổng số hơn 30,8 nghìn chuyến bay được thực hiện. Nguyên nhân chính của tình trạng chậm chuyến bay do máy bay về muộn.
Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Thắng đánh giá, thị trường hàng không nội địa tăng trưởng vượt mọi dự báo, cao hơn cả giai đoạn chưa có dịch COVID-19. K
Ông Thắng cho biết, trường hợp đã tìm mọi giải pháp nhưng số chuyến bay chậm, hủy vẫn nhiều sẽ không loại trừ khả năng phải cắt giảm chuyến bay. Điều này tương tự như cách nước Anh đang làm (hủy hàng trăm nghìn chuyến bay vì quá tải).
Theo lãnh đạo Cục Hàng không, tình trạng chậm chuyến tại sân bay Tân Sơn Nhất trong tháng 6 khá nghiêm trọng, do việc xếp vị trí đỗ máy bay chưa hợp lý (máy bay khởi hành trước xếp trong, khởi hành sau xếp ngoài), có máy bay chỉ lăn ra đường băng đã mất tới 20 phút; phi công chậm khởi hành… Ngoài ra, TP.HCM đang bước vào mùa mưa, có chuyến bay tới phải vòng vèo vài tiếng trên trời mới hạ cánh.
Ông Thắng cho biết, đã yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu giảm khoảng cách tối thiểu giữa các máy bay, đẩy nhanh thời gian cất/hạ cánh của từng chuyến, sắp xếp vị trí đỗ máy bay thuận lợi…
Đại diện Vietnam Airlines khẳng định, không muốn chuyến bay nào hủy hay chậm nhưng do lượng khách vượt xa dự báo nên các hãng đều không lường trước, cho nên rơi vào thế bị động khi lập kế hoạch bay. Chưa kể là ngoài yếu tố hạ tầng, hàng không còn thiếu nhân lực sau dịch COVID-19, giá nhiên liệu bay tăng cao (hiện quanh mốc 160 USD/thùng)...
Hãng này cam kết sẽ phối hợp tối đa với nhà chức trách để nâng chất lượng dịch vụ, an toàn bay, giảm số chuyến bay chậm, huỷ.
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng sản phẩm từ thiên nhiên”
Ngày 13/7, Viện Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm thiên nhiên tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng sản phẩm từ thiên nhiên” tại Hà Nội.