Xét xử vụ bằng giả Đại học Đông Đô: Tòa triệu tập 30 người liên quan

Ông Hòa cùng hiệu phó Trần Kim Oanh, Lê Ngọc Hà bị cáo buộc cấp hàng trăm văn bằng hai tiếng Anh và chứng nhận giả.

Sáng nay 23-11, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm 10 bị cáo liên quan vụ Giả mạo trong công tác tại Trường Đại học Đông Đô. Phiên toà dự kiến diễn ra trong 3 ngày. HĐXX triệu tập 30 người liên quan và 200 người làm chứng. 24 luật sư đăng ký bào chữa cho 10 bị cáo.

Theo đó, 24 luật sư đăng ký bào chữa cho 10 bị cáo. Ngoài ra, tòa triệu tập 30 người liên quan và 200 người làm chứng tham gia tố tụng.

Quá trình hoạt động, Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị và chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng hai, trong đó có môn tiếng Anh. Tuy nhiên năm 2015-2018, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt tuyển sinh nên trườngđã thông báo tuyển sinh hệ văn bằng hai.

  Bị cáo Dương Văn Hoà. Ảnh: Phạm Dự

Bị cáo Dương Văn Hoà. Ảnh: Phạm Dự

Năm 2018, Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô Trần Khắc Hùng lập Viện đào tạo và Phát triển công nghiệp 4.0 với mục đích đào tạo văn bằng hai.

Ông Hùng đã chỉ đạo hiệu trưởng Hoà ký ban hành các quy định về mức thu học phí toàn khoá với hệ văn bằng hai ngôn ngữ Anh. Mức tiền từ 29,8 đến 35 triệu đồng một khoá trên một học viên. Đồng thời ban hành chương trình đào tạo văn bằng hai chính quy ngành ngôn ngữ Anh với số lượng 71 tín chỉ, trong thời gian hai năm. Ông Hùng cũng tổ chức họp quán triệt chủ trương cấp văn bằng hai chính quy tiếng Anh cho người muốn lấy bằng mà không muốn qua tuyển sinh, đào tạo theo quy định.

Hiệu phó Oanh bị cáo buộc chỉ đạo Phạm Vân Thuỳ, Nguyễn Thị Ngọc Thái và Ngô Quang Hiển (đều là nhân viên Viện đào tạo liên tục) tiếp nhận hồ sơ học viên mà không tổ chức thi đầu vào. Nhóm này hợp thức các bài thi bằng cách phát đề và đáp án cho học viên chép lại.

Hiệu phó Hà chỉ đạo Lê Thị Thanh Tâm và Lê Thị Lương (nhân viên Viện 4.0) nhận hồ sơ, tổ chức hướng dẫn học viên hợp thức các bài thi. Sau khi học viên hoàn thiện bài thu, nhóm này rọc phách, chuyển cho các giáo viên của trường chấm bài, tổng hợp kết quả, lập bảng điểm khoá học cho từng học viên.

Bị can Thuỳ và Tâm là người lập "danh sách đề nghị in bằng"; Oanh và Hà ký tại mục "trưởng đơn vị"; Nguyễn Thị Huệ (Trưởng phòng tài vụ) ký "xác nhận học viên đã nộp tiền". Hoà ký tại mục "hiệu trưởng", Hà ký tại mục "Ban in bằng". 

Theo cáo trạng, từ tháng 4/2018 đến 3/2019, Đại học Đông Đô đã cấp 429 văn bằng và hai giấy chứng nhận giả, thu hơn 7 tỷ đồng. Cảnh sát đã triệu tập, làm rõ 210 người được cấp văn bằng giả, thu hơn 2,7 tỷ đồng.

Trong số người được cấp bằng đại học và chứng nhận giả, 67 người dùng các loại giấy tờ này để làm nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, kê khai hồ sơ, thi công chức hoặc thi thăng hạng. Hiện, 2 người đã bị miễn nhiệm chức vụ, 14 trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo, khiển trách hoặc kiểm điểm. Nhiều cơ sở đào tạo đã hủy kết quả nghiên cứu sinh đối với 31 người mua bằng giả.

Sau khi bị phát hiện, các bị can có dấu hiệu tiêu huỷ hồ sơ lý lịch các học viên và sổ sách liên quan gây khó cho công tác điều tra. Trong 210 người được cấp bằng giả, 67 người dùng làm nghiên cứu sinh, 9 người để dùng để học thạc sĩ, nộp thi ngạch công chức, thi thăng hạng viên chức,...

Cơ quan chức năng kết luận việc làm của các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ GD-ĐT đã vi phạm quyết định số 22/2001 của Bộ trưởng quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai và thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra. Tuy nhiên, quyết định số 22/2001 được ban hành từ năm 2001. Sau đó, nhiều quy định của pháp luật được ban hành như Luật Giáo dục đại học năm 2012, Luật Đầu tư năm 2014 nhưng Bộ GD-ĐT chưa kịp thời thể chế để quản lý hoạt động tuyển sinh, đào tạo bằng đại học thứ hai.

Bộ GDD-ĐT cũng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý việc thực hiện quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo, chưa chỉ đạo kịp thời công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đối với Đại học Đông Đô. Do đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có công văn kiến nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét, xử lý nghiêm đối với các cá nhân có trách nhiệm theo quy định của pháp luật và chỉ đạo khắc phục sai phạm.

Thanh Mai

Nhìn lại chặng đường 2 năm sống chung với ‘zero COVID-19’ của Trung Quốc

Nhìn lại chặng đường 2 năm sống chung với ‘zero COVID-19’ của Trung Quốc

Từ thương nhân đến các chuyên gia và học sinh, quy định phòng dịch cứng rắn vẫn được áp dụng trên khắp Trung Quốc suốt 2 năm qua.