5 biến chứng nguy hiểm do bệnh vẩy nến gây ra

Những biến chứng nguy hiểm khó lường của bệnh vẩy nến mà bạn không thể chủ quan như tim mạch, ung thư da, viêm khớp, trầm cảm...

Vẩy nến là một bệnh lý về da mãn tính, tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt, ngoài các thương tổn trên da, các biến chứng của bệnh vẩy nến ở các cơ quan khác trên cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

5 biến chứng nguy hiểm do bệnh vẩy nến gây ra

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Vẩy nến là bệnh ngoài da do tự miễn. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây vẩy nến nhưng nhờ vào nghiên cứu thực nghiệm, họ tin rằng, vẩy nến phát triển do sự suy yếu của hệ miễn dịch, kết hợp với nhiều yếu tố nguy cơ từ môi trường khác. 

Sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch: Thông thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ không bảo vệ được cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh kể trên. Không những thế, khi đó, hệ miễn dịch sẽ nhận diện nhầm các tế bào da là “kẻ xâm lược” và sinh ra phản ứng phá hủy, tấn công chúng. Điều này làm đảo lộn chu trình hoạt động của các tế bào da. Thay vì chết sau 28 - 30 ngày được sinh ra, chúng lại chỉ sống 3 - 4 ngày. Sau khi chết, các tế bào da tiến lên bề mặt da và tích tụ lại, chồng chất lên nhau, gây viêm và gây ra những mảng tổn thương đỏ, sưng viêm, có vẩy trắng và ngứa ngáy, đôi khi nứt nẻ, chảy máu. Đây là nguyên nhân chính hình thành nên bệnh vẩy nến. 

Ngoài ra, các yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình: Theo khảo sát, khoảng 1/3 các trường hợp bị vẩy nến có người thân cũng mắc bệnh này. 

Người thường xuyên uống rượu, bia có nguy cơ bị vẩy nến cao hơn. 
Người thường xuyên uống rượu, bia có nguy cơ bị vẩy nến cao hơn. 

- Hút thuốc lá: Theo các chuyên gia, chất nicotine trong khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao gấp đôi ở những người thường xuyên hút thuốc. 

- Uống quá nhiều rượu, bia: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những người thường xuyên uống rượu, bia có nguy cơ bị vẩy nến cao hơn. 

- Tăng cân, béo phì.

- Lười vận động.

- Stress kéo dài: Căng thẳng kéo dài, thường xuyên do áp lực công việc, cuộc sống cũng có thể làm tăng nguy cơ bị vẩy nến, nhất là ở những đối tượng đã có tiền sử gia đình mắc bệnh.

- Da bị tổn thương, trầy xước, cháy nắng: Một vết cắt, nhiễm trùng, cháy nắng hoặc gãi quá nhiều cũng có thể là yếu tố gây bệnh vẩy nến.

- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể làm cho bệnh vẩy nến bùng phát như: Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực và các bệnh tâm thần khác, thuốc hạ huyết áp và điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm,...

Bệnh vẩy nến gây ra những “nguy hiểm” gì?

Bệnh vẩy nến là bệnh ngoài da, tuy nhiên bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể biến chứng ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm khớp vẩy nến , bệnh tim mạch…

5 biến chứng nguy hiểm do bệnh vẩy nến gây ra

Viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp là một biến chứng của bệnh vẩy nến thường gặp. Viêm khớp do vẩy nến xảy ra ở 10-30% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. Các triệu chứng của viêm khớp do vẩy nến là:

- Đỏ và sưng các khớp ở ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, cột sống.
- Các khớp bị đau và cứng, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy.
- Những cơn đau xuất hiện nhiều ở gót chân, dây chằng bám xương, mặt trong của bàn chân và những nơi có gân.
- Người bệnh bị giảm khả năng vận động, mệt mỏi.

Khi vẩy nến phát triển nặng có thể dẫn đến viêm cột sống, đau vùng cột sống, xương chậu, viêm cột sống dính khớp gây ảnh hưởng đến dây chằng, khớp và gân ở cột sống.

Tổn thương buồng trứng và biến chứng khi mang thai

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh vẩy nến làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến buồng trứng, đặc biệt là buồng trứng đa nang, nguy cơ mắc bệnh lý này cao gấp 6 lần ở người bình thường. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh vẩy nến dễ dẫn đến nhiều nguy cơ khi mang thai như sinh non. Đặc biệt khi mang thai người bệnh gần như không thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh vẩy nến do lo ngại tác dụng phụ của bệnh có thể ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, điều này vô tình lại làm bệnh vẩy nến nặng hơn.

Ung thư da

Vẩy nến làm tăng nguy cơ ung thư da. 
Vẩy nến làm tăng nguy cơ ung thư da. 

Bệnh vẩy nến chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến da, biểu hiện là bong tróc từng lớp trên da, lâu dần có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc da, đó là những biểu hiện ban đầu của ung thư da. Chưa có nghiên cứu chính xác về vấn đề này tuy nhiên tỉ lệ người bệnh vẩy nến mắc ung thư da cao hơn bình thường.

Trầm cảm

Không còn nghi ngờ gì nữa, bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến trầm cảm, nguyên nhân được cho là thái độ ngại gần gũi của mọi người xung quanh kết hợp với sự ti ti, ngại giao tiếp, điều này lâu dần có thể dẫn đến sự trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Bệnh tim mạch

Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và tăng nguy cơ mắc cao huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh vẩy nến có số lần lên cơn đau tim cao gấp 3 lần bình thường. Tỷ lệ người cao huyết áp ở người mắc bệnh vẩy nến là 20% và mắc vẩy nến thể nghiêm trọng là 47%.

Bên cạnh đó, một số thuốc được sử dụng để điều trị vẩy nến có tác dụng phụ làm tăng cholesterol máu, tăng nguy xảy ra các biến chứng tim mạch như đột quỵ, đau tim...

AN LY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương