Có thể xử lý trách nhiệm nếu bệnh nhân không chủ động khai báo bệnh dịch?

Trường hợp mới nhất ghi nhận nhiễm virus Covid-19 ở Việt Nam được xác định đã đi vùng dịch nhưng lại không chủ động khai báo điều này với nhà chức trách.

Việc bệnh nhân Nguyễn H.N được xác định dương tính với virus Covid-19 nhưng lại không chủ động khai báo khiến quá trình kiểm tra các nguồn tiếp xúc với bệnh nhân trở nên phức tạp. 

Hiện phố Trúc Bạch, nơi bệnh nhân H.N sinh sống đang bị phong toả 2 đầu 
Hiện phố Trúc Bạch, nơi bệnh nhân H.N sinh sống đang bị phong toả 2 đầu 

 Việc khai báo gian dối trốn cách ly, theo Luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn luật sự TPHCM) cho biết điều 10, Nghị định định 176/2013/NĐ-CP quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.

Nếu người có hành vi trốn khỏi nơi cách ly mà mang mầm bệnh, lây nhiễm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 240 Bộ luật hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Nếu bị truy tố, từ theo mức độ thiệt hại có thể bị phạt từ từ 12 năm và có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng.

Theo một cán bộ Phòng quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP.HCM, trong lĩnh vực an ninh trật tự, việc khai báo gian dối sẽ bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trong trường hợp phòng ngừa dịch bệnh, cơ quan y tế có thể yêu cầu người khai báo ghi cụ thể thông tin điểm đến, điểm đi nhằm mục đích dịch tễ. Nếu khai báo gian dối có thể bị xử phạt theo quy định, trong việc này, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chỉ hỗ trợ cho cơ quan y tế lấy thông tin khi nhập cảnh.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh không thể quản lý được các trường hợp cố tình không khai báo đã đi qua vùng dịch. Đây cũng là một lỗ hổng trong công tác phát hiện ban đầu.

Ví dụ, trong hộ chiếu của 1 người thể hiện thông tin người này đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) thì có thể xem đây là một yếu tố để loại trừ, phát hiện được. Nhưng hộ chiếu không ghi Vũ Hán, người này không khai từng đi qua Vũ Hán mà chỉ nói đi từ Bắc Kinh (Trung Quốc) sang thì không phát hiện bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chỉ xác định trên thông tin đầu - cuối. Tương tự, bệnh nhân Nguyễn H.N chỉ khai báo trong tờ khai xuất nhập cảnh là đi từ London (Anh), chứ không thể hiện được chị này đã đi qua Milan (Italia). 

Trước đó, Việt Nam đã có trường hợp một phụ nữ đến từ vùng dịch Deagu (Hàn Quốc) nhưng lại bay về Việt Nam từ Seoul nên đã nhập cảnh trót lọt mà không bị cách ly. Còn trường hợp chị Nguyễn H.N, bênh nhân mới nhất, mặc dù đã biết có khả năng nhiễm bệnh nhưng chị này lại tự cách ly ở nhà thay vì báo cáo nhà chức trách. 

"Bản thân bệnh nhân tự biết có khả năng gây bệnh nên chủ động không tiếp xúc nhiều người nhưng lại không chủ động khai báo tình trạng của mình với nhà chức tránh", BÍ thư thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ nhận định trong cuộc họp tối ngày 6/3. Điều này đòi hỏi sơ đồ dịch tễ chi tiết.  

Ông đã Huệ đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cần có biện pháp để khai báo tình hình di chuyển: "Vì hiện nay công tác khai báo ở cửa khẩu chỉ khai báo một chặng nơi đi và nơi đến thì không kiểm soát được tình hình".  Ngoài ra, Ông Huệ cũng đề nghị tính toán vấn đề phối hợp quốc tế trong lĩnh vực này. Vì chị của bệnh nhân H.N tại nước ngoài cũng đã bị nhiễm bệnh. 

Ông Huệ cũng cho rằng: "Cần làm tốt hơn công tác truyền thông. Người dân cần chủ động có khai báo về tình hình sức khoẻ cho nhà chức trách thì mới có thể kiểm soát được tình hình". 

TH

Việt Nam có bệnh nhân thứ 17 dương tính với Covid-19, Hà Nội họp khẩn cấp lúc 22h đêm

Việt Nam có bệnh nhân thứ 17 dương tính với Covid-19, Hà Nội họp khẩn cấp lúc 22h đêm

Một phụ nữ sống tại Trúc Bạch (Ba Đình) xác nhận dương tinh với virus Covid-19. Thông tin đưa ra trong cuộc họp khẩn cấp của Hà Nội tối nay 6/3.