Cuộc chiến khó khăn chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Vấn đề khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng nguồn lợi thủy sản trên thế giới.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thuật ngữ IUU bao gồm nhiều hoạt động khai thác khác nhau, nhưng người ta có thể tóm tắt khai thác bất hợp pháp là một con tàu liên quan tới hoạt động khai thác không khai báo, hoặc khai báo không chính xác để các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền không thấy và vi phạm các điều luật và quy định hiện hành.

Ngư dân cần nắm rõ luật khi đánh bắt 
Ngư dân cần nắm rõ luật khi đánh bắt 

Những nghề cá này thường được các tàu phi quốc gia hoặc các tàu mang quốc tịch của một nước không được phép đánh bắt nói chung trong phạm vi quyền hạn của một quốc gia không được phép khai thác nói chung trong phạm vi quyền hạn của một quốc gia, hoặc hoạt động khai thác xa bờ dưới sự kiểm soát của tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO).

Những hành vi phạm tội này thường xảy ra ở mọi cấp độ của chuỗi giá trị trên biển và trên đất liền khi hải sản đã được chế biến và mua bán. Theo số liệu năm 2018, khoảng 20% tất cả các sản phẩm cá và hải sản trên thị trường thế giới có nguồn gốc từ hoạt động khai thác bất hợp pháp, ước tính trị giá 23,5 tỷ USD.

Hoạt động khai thác bất hợp pháp trên toàn cầu gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội cho mọi quốc gia phải đối mặt với vần đề này, làm méo mó thị trường, xáo trộn nền tảng của nguồn lợi thủy sản, và khiến nguồn tài nguyên bị thu hẹp. Đây là một thách thức đối với một quốc gia như Iceland, đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc đảo nhỏ tại Nam bán cầu, vì sinh kế của các cộng đồng những quốc đảo này hầu như chỉ dựa vào nghề cá, làm tổn hại đến kinh tế và an ninh lương thực.

Buôn bán hải sản khai thác bất hợp pháp và các sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu này đang được mở rộng và hoạt động xuyên biên giới do đó cộng đồng quốc tế liên tục kêu gọi hành động chống lại hoạt động này. 

VIÊN VIÊN

theo Tin 24h