Đồ cúng Mùng 1 Tết cho người đi lễ tại chùa gồm những gì?

Mùng 1 đầu năm, người Việt thường sắp đồ cúng tại gia hoặc đi lễ chùa, vậy sắp đồ cúng như thế nào cho đúng với văn hóa tâm linh?

Theo phong tục, ngày mùng 1 đầu năm mới, người dân Việt Nam thường sắm lễ cúng tại nhà cầu mong sức khỏe, bình an, vạn sự như ý. Bên cạnh đó, mọi người còn đi chùa cầu xin mọi điều an lành đến với người thân trong gia đình.

Sắp lễ cúng mùng 1 cần cẩn trọng, nhẹ nhàng, văn minh.
Sắp lễ cúng mùng 1 cần cẩn trọng, nhẹ nhàng, văn minh.

Trước khi bước vào dọn ban thờ, người làm phải tắm gội chay sạch, chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên. Sau đó thắp một nén hương để thông báo cho tổ tiên và thần linh biết việc hôm nay con cháu sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu có thể thực hiện công việc.

Đồ cúng mùng 1 gồm những gì?

Thường thì tùy gia đình mà sắp lễ cho phù hợp, tùy theo điều kiện hoàn cảnh của từng nhà. Tuy nhiên, lễ vật cơ bản cần phải có để dâng hương ngày rằm, đồ cúng mùng 1 bao gồm những thứ sau: Nén hương, hoa quả, trầu cau, vàng mã, đồ chay, bánh kẹo.

Cùng với đó, các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa… cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi vì đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ tối đa, không được uế tạp.

Khi cúng bái cần tách bạch ra ban nào thờ hoa quả và ban nào đồ cúng là lễ mặn. Các thứ cần phải được để riêng biệt. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới, sau đó mới thắp hương.

Rất nhiều gia đình không biết nên mắc phải sai lầm khi dâng lễ cúng trên ban thờ. Khi sắp xếp đồ cúng mùng 1 lại để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên ban thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng với nhau.

Đi lễ chùa đầu năm là phong tục đẹp của nhiều người Việt.
Đi lễ chùa đầu năm là phong tục đẹp của nhiều người Việt.

Đồ cúng mùng 1 cho người đi lễ tại chùa

Theo nguyên tắc tâm linh, khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn tại khu vực Phật điện hay còn gọi là chính điện, tức là nơi thờ tự chính - trung tâm của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được phép dâng đặt các lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa đồ cúng lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả... chỉ có thể được chấp nhận nếu như ở trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ những vị này mà thôi.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại nhà chùa. Nếu có sửa lễ này thì chỉ được đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên các hương án của chính điện mà phải bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật phù hợp là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp hoặc hoa dại.

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần thực hiện chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

AN LY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương