Trẻ hay chớp mắt là thói quen hay bệnh tật?

Chớp mắt thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh liên quan về mắt. Ba mẹ cần cảnh giác một số bệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong hiện tượng này.

Trong trường hợp bình thường, số lần chớp mắt trong mỗi phút là 15-20 lần, thông qua động tác chớp mắt này có thể gây được tác dụng bảo vệ mắt.

Không những trẻ nhỏ mà cả người lớn chúng ta cũng có lần bị nháy mắt một cách không chủ ý và mọi người thường bỏ qua điều này. Nhưng nếu nháy mắt liên tục trong một lần và diễn ra thường xuyên thì có phải là điều không tốt liên quan đến sức khỏe? Các bậc cha mẹ cần lưu ý những trường hợp sau:

Mí đổ bẩm sinh

Trẻ chớp mắt thường xuyên tức là tần suất chớp mắt rất nhanh, trên 20 lần/phút, đa phần là hai mắt cùng chớp, mắt khô, cảm giác vật lạ trong mắt và hay dụi mắt.

Trẻ hay chớp mắt là thói quen hay bệnh tật?

Một số trẻ vì tật mắt bẩm sinh làm cho lông mi đổ úp trong bề mặt nhãn cầu, kích thích giác mạc gây ra chớp mắt và chảy nước mắt. Trong trường hợp đó trẻ thường xuyên chớp mắt, chỉ cần phụ huynh quan sát tỉ mỉ có thể phát hiện ra. Hiện tượng này đa phần sẽ cùng với sự phát triển của trẻ giảm nhẹ dần dần, đến khoảng 4 tuổi tự khỏi, nhưng trường hợp bị nặng cần phải thông qua phẫu thuật.

Trẻ có thói quen chớp mắt 

Trẻ hay chớp mắt là thói quen hay bệnh tật?

Giai đoạn trẻ trong vòng 3 tuổi ít thấy, trẻ lớn tuổi hơn lại tương đối nhiều, biểu hiện là bình thường trẻ không có điều gì bất thường, một số người lớn chớp mắt, đá lông nheo để thu hút sự chú ý của người khác hoặc bên cạnh trẻ có người thường xuyên chớp mắt trẻ sẽ học theo, kết quả dần dần hình thành thói quen chớp mắt thường xuyên. Trong trường hợp này ba mẹ nên kịp thời nhắc nhở giúp đỡ trẻ tự mình khống chế chớp mắt.

Viêm mắt hoặc sự kích thích của vật lạ

Mắt là bộ phận quan trọng và phức tạp trên cơ thể, nếu thấy con trẻ có nhiều dấu hiệu liên quan các bệnh về mắt. Ba mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà, hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám kịp thời.
Mắt là bộ phận quan trọng và phức tạp trên cơ thể, nếu thấy con trẻ có nhiều dấu hiệu liên quan các bệnh về mắt. Ba mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà, hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám kịp thời.

Do thời tiết cát bụi hoặc do thói quen không tốt dùng tay không sạch sẽ dụi mắt làm lây nhiễm vi khuẩn, vi rút… hoặc vật lạ bay vào mắt gây viêm giác mạc hoặc viêm kết mạc, cũng làm cho trẻ thường xuyên chớp mắt. Ngoài chớp mắt ra, còn bị mắt đỏ, ngứa, vật bài tiết nhiều, chảy nước mắt v.v…, trẻ lớn tuổi một chút có thể nói rõ mắt không thoải mái hoặc đau mắt, lúc này ba mẹ nên đưa trẻ đến viện khám xem, sau đó dùng thuốc rửa mắt lấy vật lạ ra.

Mắt mệt mỏi gây ra chớp mắt

Trẻ hay chớp mắt là thói quen hay bệnh tật?

Các sản phẩm công nghệ, điện tử đem lại nhiều thuận lợi đồng thời cũng kèm theo một số rắc rối. Một số trẻ do sử dụng sản phẩm điện tử quá nhiều như máy tính, điện thoại, Ipad, tivi nên mắt không thoải mái, chủ yếu biểu hiện ở mắt khô, ngứa, cảm giác vật lạ thiêu đốt mắt, nhìn bên ngoài mờ, thị lực giảm, mắt sưng, đau viền mắt…

Trẻ hay chớp mắt là thói quen hay bệnh tật?

Điều này là do trẻ tập trung chơi game và hình ảnh trong ti vi, máy tính có tốc độ thay đổi nhanh, hình ảnh chớp nháy, thời gian dài nhìn chằm vào sẽ làm cho trung tâm thị lực mất đi cân bằng, hứng thú tăng cao làm cho cơ mắt ngoài tiếp tục co bóp và co giật, tăng cường động tác phản hồi phòng vệ trong chớp mắt.

Đối với trường hợp này, nên sắp xếp lại cuộc sống học tập của trẻ, làm cho thời gian dùng mắt của trẻ ở khoảng cách gần không vượt quá 40 phút, giảm bớt sử dụng các đồ điện tử (tổng thời gian mỗi ngày không nên vượt quá 1 tiếng), đồng thời sửa đổi thói quen, cho trẻ học cách nhìn xa, nhìn mọi nơi để tránh làm cho thị lực kém đi.

Chứng co giật cơ mắt

Trẻ hay chớp mắt là thói quen hay bệnh tật?

Trẻ em giật cơ mắt phần nhiều là nhóm mô cơ không tự chủ co giật, phần mắt chủ yếu biểu hiện là thường xuyên chớp mắt hoặc không tự chủ chớp mắt. Ngoài ra còn kèm theo nhiều bộ phận co giật hoặc động tác co giật tổng hợp như châu mày, méo miệng, nhún vai và sức chú ý không tập trung thay đổi nhiều hành động.

Phụ huynh nên sửa đổi cho trẻ đồng thời tích cực phối hợp với bác sỹ nhắc nhở và giúp đỡ trẻ tự mình khống chế, nhưng không nên quá vội vàng và không lập tức mắng trẻ để gây ra tâm trạng lo lắng và làm tình hình trầm trọng thêm.

Thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể

Trẻ hay chớp mắt là thói quen hay bệnh tật?

Đường truyền dẫn của nháy mắt phản xạ là chỗ giao thần kinh, đường truyền dẫn là thần kinh mặt, chủ yếu chịu sự điều phối chất da não. Nếu thời gian dài trẻ kén chọn món ăn sẽ làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và nguyên tố vi lượng, cơ bắp thần kinh vội vàng tăng nhanh dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh, từ đó gây ra chớp mặt thường xuyên.

Tóm lại, nguyên nhân gây ra chớp mắt thường xuyên ở nhiều mặt, phương pháp chữa trị cũng khác nhau, một khi phụ huynh phát hiện trẻ thường xuyên chớp mắt nên kịp thời chữa trị.

Phụ huynh nên hướng con mình đến các hoạt động ngoài trời một cách lành mạnh giúp con dạn dĩ và khỏe mạnh hơn.
Phụ huynh nên hướng con mình đến các hoạt động ngoài trời một cách lành mạnh giúp con dạn dĩ và khỏe mạnh hơn.

Trong quá trình chữa trị, đầu tiên phụ huynh cần chăm sóc trẻ và không nên quá lo lắng, càng không nên trách mắng trẻ hoặc để ý và nhắc nhở quá mức, phụ huynh nên cổ vũ trẻ tham gia các hoạt động hứng thú bên ngoài, hình thành cuộc sống, nghỉ ngơi theo quy luật và thói quen ăn uống tốt.

DƯƠNG THỤY(t/h)

theo Tin 24h