14 giai đoạn tâm lý mà các nhà đầu tư phải trải qua

Thị trường luôn tồn tại tính chu kỳ vì tâm lý của nhà đầu tư luôn lặp lại, sau đây là 14 giai đoạn tâm lý trong đầu tư.

Theo Optionalpha, các hành vi giao dịch của bạn đều chịu sự chi phối của cảm xúc và tâm lý. Song, kiểm soát tâm lý khi giao dịch là một hành trình không thể chinh phục ngày một ngày hai.

Hiểu rõ cảm xúc cụ thể và cường độ cảm xúc đó của các trader rất quan trọng để giúp bạn hiểu được hành vi của chính mình hoặc dự đoán hành vi của nhà đầu tư khác. Rất may là có một quy trình hoàn hảo để bạn nắm bắt được việc này, bạn có thể nhanh chóng nhận biết được cảm xúc của mình đang ở giai đoạn nào và tìm phương án để kiểm soát nó cho phù hợp.

14 giai đoạn cảm xúc trong quá trình giao dịch.
14 giai đoạn cảm xúc trong quá trình giao dịch.

1. Optimism: Giai đoạn tích cực đầu tiên khi một người mới biết đến thị trường và nghĩ rằng có thể kiếm được tiền từ đây.

2. Excitement: Giai đoạn “thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, người mới có những pha trade thắng đầu tiên và nghĩ thị trường thật này không khó để kiếm ra tiền.

3. Thrill: Thị trường vẫn “trong tầm kiểm soát” và trader tự thấy mình có phần “thông minh”, “nhạy bén”. Lúc này bạn hoàn toàn tự tin vào hệ thống giao dịch của mình.

4. Euphoria: Đây là giai đoạn “lên đỉnh” của trader. Lúc này độ rủi ro cực cao đi cùng với lợi nhuận cực lớn. Các khoản đầu tư của bạn nhanh chóng sinh lời. Bạn vội vàng quên mất các bài học cơ bản về rủi ro. Bạn bắt đầu “chơi lớn” với sự tự tin rằng mình “thắng chắc”.

5. Anxiety: Ôi không, thị trường bắt đầu buộc bạn nhả ra những gì đã kiếm được trước đó. Bạn bắt đầu có những khoản lỗ.

6. Denial: Giai đoạn bị thị trường từ chối. Bạn cảm thấy thị trường như biết được hướng đi của mình và không có cách nào mình nắm bắt được diễn biến tiếp theo của thị trường.

7. Fear: Giai đoạn sợ hãi. Bạn nhận ra mình không thông minh như mình đã tưởng. Thay vì tự tin vào lệnh, bạn bắt đầu hoang mang, do dự. Lúc này, bạn có thể thoát ra với một ít lợi nhuận, nhưng vì lý do ngu ngốc nào đó, các trader đều không làm thế. Có thể, giai đoạn này là lúc bạn bắt đầu cảm nhận được sự tuyệt vọng trong giao dịch.

8. Desperation: Đây là lúc bạn đã trả lại hết cho thị trường. Bạn thấy cơ hội kiếm lời, nhưng rồi bỏ lỡ nó. Bản nhận ra mình chưa hiểu được thị trường, chưa biết được phải làm gì lúc này, hoặc, bạn sẽ vào lệnh một cách vô kỷ luật để gỡ gạc.

9. Panic: Giai đoạn của sự vô vọng, vô phương và mất kiểm soát.

10. Capitulation: Bạn đã chạm đến đáy cảm xúc và bán tháo toàn bộ, bất chấp giá cả. Có thể bạn sẽ tìm cách bỏ trade trong giai đoạn này để tránh các khoản lỗ lớn hơn.

11. Despondency: Sau khi ra khỏi thị trường, chúng ta không muốn đầu tư hay trade lại nữa. Các thị trường không dành cho mình và bạn muốn tránh chúng như dịch bệnh. Tuy nhiên, điểm cảm xúc hiếm hoi này đánh dấu điểm xuất hiện của cơ hội tài chính tối đa.

12. Depression: Bạn tìm đến bia rượu, khóc lóc, và cầu nguyện. Bạn tự trách móc bản thân vì sự ngu ngốc “đắt giá” của mình. Tuy nhiên, lúc này, sẽ có người bắt đầu tỉnh táo nhìn lại xem mình đã sai ở đâu. Và, đây chính là lúc một trader thực thụ được sinh ra – người có thể học được từ chính những sai lầm trong quá khứ. Đứng ở đâu thì ngã lên ở đó.

13. Hope: Bạn có thể cảm thấy tích cực trở lại. Bạn học thêm phương pháp mới, nhưng mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ. Bạn vẫn tiếp tục tìm kiếm và thử sai.

14. Relief: Phương pháp mới có vẻ hiệu quả hơn và giúp bạn kiếm được lợi nhuận trở lại. Bạn lấy lại niềm tin vào bảo thân và một chu kỳ mới sẽ bắt đầu,...

THUẬN TIỆN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương