5 sự kiện nhà đầu tư cần quan tâm ngày 1/2: Giá bạc chạm mức kỷ lục chưa từng có, kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm do COVID-19

Kinh tế Trung Quốc đang đi lùi so với dự báo. Mặc dù khởi đầu tuần với tín hiệu lạc quan của bạc nhưng thị trường chứng khoán lại ảm đạm.

1. Giá bạc tăng ngoạn mục

Sau giá vàng, giá bạc sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021. Mở đầu phiên giao dịch tuần, giá bạc có màn tăng ngoạn mục, với hợp đồng tương lai đạt mức cao nhất là 29 USD/ounce, khi cơn sốt điên cuồng lấy cảm hứng từ Reddit đã làm chao đảo các thị trường chứng khoán tuần trước tràn sang hàng hóa.

Theo đó, các cửa hàng bán lẻ và các trang web bán đồ trang sức được dịp "hốt bạc". Các cửa hàng bao gồm Apmex, Walmart của các sản phẩm kim loại quý ở Bắc Mỹ, cho biết họ không thể xử lý đơn đặt hàng cho đến khi thị trường châu Á mở cửa vì lượng tiêu thụ cao hơn so với nguồn cung.

Mức tăng giá của bạc đã khiến thị trường trang sức mất cân đối nguồn tỉ lệ cung - cầu chưa từng có.

2. Kinh tế Trung Quốc suy yếu do COVID-19

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát làn sóng COVID-19 gần đây đang làm suy yếu sự phục hồi vốn là một trong những điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu.

Dữ liệu chính thức đầu tiên của tháng 1 cho thấy hoạt động kinh tế mở rộng với tốc độ chậm hơn nhiều so với tháng 12, trong đó lĩnh vực dịch vụ yếu đi rõ rệt.

Hoạt động thường chậm lại trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu vào tuần tới, nhưng việc hạn chế du lịch trong năm nay để cố gắng ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 đông nghĩa với việc nhiều người không thể về quê trong dịp Tết. Điều đó sẽ hạn chế chi tiêu cho du lịch, nhà hàng và các dịch vụ tặng quà.

3. Thị trường không có tín hiệu lạc quan

Đồng USD ổn định và chứng khoán đã sẵn sàng cho một khởi đầu tháng thận trọng khi các nhà đầu tư xem xét dữ liệu cho thấy ngành sản xuất của Trung Quốc đã bỏ lỡ các dự báo.

Đồng đô la Úc trượt giá sau khi Perth ở Tây Úc rơi vào tình trạng đóng cửa 5 ngày do một trường hợp COVID-19.

Đồng đô la New Zealand cũng thấp hơn trong giao dịch đầu ngày 1/2.

Hợp đồng tương lai cổ phiếu báo hiệu một khởi đầu trái chiều sau khi chỉ số S&P 500 mất gần 2% vào phiên giao dịch hôm 29/1. Lợi tức trái phiếu trái phiếu kỳ hạn 10 năm kết thúc vào tuần trước khoảng 1,07%.

4. Ấn Độ dự kiến chi ngân sách hỗ trợ đại dịch

Ngân sách hàng năm của Ấn Độ sẽ là cơ hội của Thủ tướng Narendra Modi để thúc đẩy nhu cầu và đầu tư vào một nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID-19 lớn thứ 2 thế giới

Theo đó, các kế hoạch tập trung vào tăng trưởng của ông sẽ được Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman trình bày rõ trong bài phát biểu về ngân sách bắt đầu lúc 11h tại New Delhi.

Bà Sitharaman dự kiến ​dành nhiều tiền hơn cho việc chăm sóc sức khỏe, phát triển cơ sở hạ tầng. Một phần chi trả cho ngân sách này có từ việc huy động số tiền kỷ lục bằng cách bán cổ phần trong các công ty nhà nước. Đây là những con số quan trọng mà nhà đầu tư cần phải xem.

5. Nhiều văn phòng làm việc lâu đời ở Nhật giải thể

Mối tình kéo dài hàng thập kỷ của Nhật Bản với các tòa tháp văn phòng biểu tượng địa vị hiện đang phai nhạt, khi đại dịch thay đổi phong cách làm việc và gây căng thẳng cho tài chính công ty.

Tại một đất nước mà các công ty từ lâu đã tự hào sở hữu các tòa nhà của họ, công ty quảng cáo Dentsu Group và công ty hậu cần Nippon Express hiện đang xem xét bán trụ sở chính ở Tokyo. Avex, một công ty giải trí, cũng có kế hoạch dỡ bỏ trụ sở chính tại thủ đô Nhật Bản.

Theo tờ Bloomberg, dưới đây là những vấn đề thu hút sự chú ý của công chúng trong 24 giờ qua:

  • Cách Google biến tạo ra một doanh nghiệp trị giá 61 tỷ USD.
  • Luồng chi tiêu của SPAC đang chuyển sang châu Á.
  • Một cú hích về điện có thể xóa sổ những chiếc xe siêu nhỏ giá rẻ của Nhật Bản.
  • Cuộc chạy đua về vaccine COVID-19 thu hút các nhà đầu tư.
  • "Nghìn tỷ đô la" Mt. Gox sụp đổ theo lời kể của một người trong cuộc Bitcoin.

XUYẾN KIM