500 nghệ nhân, đầu bếp sẽ dâng 100 mâm lễ tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu

Sự kiện không chỉ là dịp để tưởng nhớ những công lao to lớn của Hoàng tử Lang Liêu mà còn là cơ hội để gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Sự kiện diễn ra  từ ngày 6-7/5/2025 tại Phường Dữu Lâu, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ, do Ủy ban nhân dân Phường Dữu Lâu phối hợp với Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer), Liên chi hội Đầu bếp Việt Nam cùng các cơ quan của phường tổ chức. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn các vua Hùng và các bậc tiền nhân.

500 nghệ nhân, đầu bếp sẽ dâng 100 mâm lễ tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu
Các nghệ nhân tham gia sự kiện tưởng nhớ, tri ân Hoàng tử Lang Liêu năm 2024
Các nghệ nhân tham gia sự kiện tưởng nhớ, tri ân Hoàng tử Lang Liêu năm 2024

Theo truyền thuyết, Lang Liêu là Hoàng tử thứ 18 của Vua Hùng, người đã tạo ra bánh chưng và bánh giầy – hai món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Câu chuyện bắt nguồn từ khi Vua Hùng muốn truyền ngôi cho một trong các con, điều kiện là phải dâng lên những món ăn đặc sắc nhất để thể hiện lòng hiếu thảo và tài năng.

Trong khi các hoàng tử khác đi tìm những món ăn quý giá từ khắp nơi, Lang Liêu – người con có hoàn cảnh khó khăn, không thể mang đến những món ăn xa xỉ, đã sáng tạo ra bánh chưng và bánh giầy từ gạo nếp. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất, và bánh giầy hình tròn, tượng trưng cho trời. Cả hai món bánh không chỉ thể hiện sự tôn vinh trời đất mà còn là biểu tượng của công đức sinh thành của cha mẹ.

Khi Vua Hùng thử các món ăn, ông đã khen ngợi bánh chưng và bánh giầy của Lang Liêu vì hương vị độc đáo, dễ ăn và giàu ý nghĩa. Sau đó, Vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu, đồng thời quyết định lấy bánh chưng dâng lên tổ tiên trong mỗi dịp lễ Tết. Từ đó, bánh chưng và bánh giầy trở thành những món ăn truyền thống không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam.

Các hoạt động cụ thể như sau:

Phần Lễ:

 1. Lễ dâng hương tưởng nhớ công lao hoang tử Lang Liêu (Hùng Chiêu Vương – Vua Hùng thứ VII)

- Thời gian: 8 giờ 00 ngày 07/05/2025 (Tức ngày mùng10/4 âm lịch).

- Địa điểm: Đình Dữu Lâu, khu Dữu Lâu, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

-Thành phần tham dự ( 500 khách): Đại biểu Sở văn hóa, Đại biểu thành phố Việt Trì, Đại biểu Hiệp hội đầu bếp Việt Nam, Đại biểu phường Dữu Lâu, Đại biểu các cơ quan tổ chức.

2. Xác lập kỷ lục 100 mâm lễ lớn nhất Việt Nam

-Hoạt động quy tụ hơn 500 các nghệ nhân, cộng đồng đầu bếp đến từ các Hội, Chi hội, Hiệp hội Đầu bếp Việt Nam cùng chuẩn bị 100 mâm lễ công phu với bánh trưng, bánh giầy tượng trưng cho đất trời, tưởng nhớ tổ nghề Lang Liêu và ẩm thực đặc trưng đại diện cho các tỉnh thành trưng bày trên biểu tượng bản đồ ẩm thực Việt Nam. Sự kiện không chỉ phá kỷ lục mà còn lan tỏa giá trị văn hóa, lòng biết ơn tổ tiên, đồng thời quảng bá ẩm thực truyền thống Việt Nam.

500 nghệ nhân, đầu bếp sẽ dâng 100 mâm lễ tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu
500 nghệ nhân, đầu bếp sẽ dâng 100 mâm lễ tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu
500 nghệ nhân, đầu bếp sẽ dâng 100 mâm lễ tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu
500 nghệ nhân, đầu bếp sẽ dâng 100 mâm lễ tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu
500 nghệ nhân, đầu bếp sẽ dâng 100 mâm lễ tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu

 

500 nghệ nhân, đầu bếp sẽ dâng 100 mâm lễ tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu

Phần Hội:

1. Giao lưu gói bánh chưng, bánh giầy

-Chương trình quy tụ người dân, nghệ nhân và du khách cùng tham gia gói bánh, chia sẻ kỹ thuật và câu chuyện về bánh chưng, bánh giầy. Sự kiện không chỉ gìn giữ phong tục, khơi dậy lòng tự hào dân tộc mà còn tạo không khí đoàn viên, vui tươi, góp phần quảng bá văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế.

2. Chương trình giao lưu văn nghệ

-Chương trình nghệ thuật do người dân địa phương cùng tham gia biểu diễn dân ca, múa dân gian, đặc biệt là hát xoan - di sản văn hóa phi vật thể UNESCO. Sự kiện tạo không khí đoàn viên, khơi dậy tự hào dân tộc, đồng thời là cơ hội để cộng đồng chia sẻ, gìn giữ và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Các hoạt động tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để người dân và du khách trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những món ăn như bánh chưng, bánh giầy không chỉ là biểu tượng của sự đoàn kết, tình cảm gia đình mà còn là lời nhắc nhở về lòng biết ơn đối với những người đã có công dựng nước và giữ nước.

Bằng việc tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội này, Phú Thọ không chỉ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mà còn góp phần xây dựng niềm tự hào dân tộc, thúc đẩy du lịch và giao lưu văn hóa quốc tế.

Hãy đến và trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc này, để cảm nhận sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa những giá trị truyền thống và sự phát triển của xã hội hôm nay.

Nguyệt Nhi

Những «Lang Liêu» sẽ khoe tài  tại Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất tổ năm 2023

Những «Lang Liêu» sẽ khoe tài tại Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất tổ năm 2023

Liên hoan Văn hoá Ẩm thực Đất Tổ năm 2023 diễn ra từ ngày 25-29/4/2023 tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ( Phú Thọ).