Tác giả thương hiệu “Bánh Chưng Đất Tổ” ra mắt món “Bánh Chưng Lẳng”

Nghệ nhân dân gian Phạm Hiếu vừa cho ra mắt loại bánh chưng mới có tên “Bánh Chưng Lẳng”, mềm như thạch, mát như kem, ngọt thanh vị đường phèn.

Đây là kết quả sau 2 năm ấp ủ thử nghiệm và không ngừng học hỏi cùng các nghệ nhân ẩm thực 3 miền của nghệ nhân ẩm thực dân gian Phạm Hiếu.

Bánh Chưng Lẳng có lớp vỏ bánh được ngâm ủ với tro của vỏ quả chẩu và nước mưa cho sự mềm mịn, trong mướt
Bánh Chưng Lẳng có lớp vỏ bánh được ngâm ủ với tro của vỏ quả chẩu và nước mưa cho sự mềm mịn, trong mướt

 Theo nghệ nhân, bánh chưng truyền thống có lớp vỏ nếp nóng ngấy, một số người cảm thấy khó ăn, khó nuốt, nóng cổ và đầy bụng. Bánh Chưng Lẳng đã xử lý được đặc tính nóng ngấy với lớp vỏ bánh được ngâm ủ bằng nước tro  của vỏ quả chẩu vùng cao và nước mưa, có vị mềm mịn, trong mướt. Lớp nhân đậu xanh được xào nhuyễn với đường phèn cho vị ngọt thanh mát. Bánh Chưng Lẳng cho thực khách cảm giác không phải ăn lấy no mà là tận hưởng sự hài hòa của hương vị và cảm nhận sự sáng tạo tinh tế của người nghệ nhân. 

Sự mịn màng của đậu xanh và độ ngọt thanh mát của đường phèn hòa quyện vào nhau tạo nên nhân bánh ngon khó cưỡng
Sự mịn màng của đậu xanh và độ ngọt thanh mát của đường phèn hòa quyện vào nhau tạo nên nhân bánh ngon khó cưỡng

Sinh năm 1985, vốn là một kiến trúc được đánh giá là có năng lực và rất tài hoa nhưng Phạm Hiếu lại “bẻ lái” trở về làm một người nông dân làm nông sản sạch và sáng lập ra  thương hiệu Bánh Chưng Đất Tổ. Ra mắt năm 2016, đến nay Bánh Chưng Đất Tổ đã có mặt  ở hơn 20 tỉnh thành trong nước với hơn 200 đại lý và là thương hiệu bánh được mọi người yêu thích.

Nói về lý do gắn bó với nghề làm bánh truyền thống, Phạm Hiếu kể: “ Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm bánh, với hơn 10 loại bánh truyền thống khác nhau. Ông bà ngoại tôi có 8 người con thì 7 người nối nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản và các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh gai, chè lam, làm bột sắn dây, nấu mật mía, làm tương nếp, nấu cỗ. Từ nhỏ tôi đã được cùng bố mẹ làm một số loại bánh nhưng khi lựa chọn công việc để khởi nghiệp tôi lại chọn kiến trúc và đi làm thiết kế trong gần 10 năm. Đến năm 2013 cơ duyên đã đưa tôi về làm quy hoạch trang trại rau sạch đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Phúc và sáng lập ra thương hiệu thực phẩm FunFood rất được khách hàng Hà Nội yêu thích”.

Từ một kiến trúc sư, Phạm Hiếu
Từ một kiến trúc sư, Phạm Hiếu "bẻ lái" trở về làm nông dân làm nông sản sạch

Ra mắt không lâu, Bánh Chưng Đất Tổ đã có các giải thưởng và được người dân trong địa phương yêu thích lựa chọn. Thời điểm đó do đã có kênh phân phối là các nhóm khách hàng công sở, các shop thực phẩm ở Hà Nội như: Bác Tôm, Clever Food, EcoFood, Bigreen, để mở rộng thị trường, Phạm Hiếu mang thử sản phẩm bánh quê mình ra Hà Nội bán vào dịp tết. Năm đầu tiên giới thiệu tới 10 Shop thực phẩm, tiêu thụ được hơn 1000 chiếc bánh và được khách yêu thích. Nhận thấy là một cơ hội kinh doanh, Phạm Hiếu cho chuẩn hóa lại quy trình sản xuất, cải tiến việc đóng gói bao bì có hút chân không để tăng thời gian bảo quản cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bánh giữ tự nhiên lâu hơn, mang được đi xa . Mặt khác, anh suy nghĩ lựa chọn một cái tên cho loại bánh mình sản xuất. Hàng loạt cái tên được đặt lên bàn cân, như: Bánh Chưng Đền Hùng, Bánh Chưng Lang Liêu, Bánh Chưng Phong Châu, Bánh Chưng Đất Tổ. Mỗi cái tên đều gắn với sự tích, cội nguồn và tình cảm của người nghệ nhân với quê hương, truyền thống văn hóa của dân tộc, truyền thống của gia đình…. Cuối cùng, tên Bánh Chưng Đất tổ được lựa chọn để trở thành thương hiệu gắn với nghệ nhân Phạm Hiếu .

Nghệ nhân dân gian Phạm Hiếu
Nghệ nhân dân gian Phạm Hiếu

“Trong suốt hành trình nông sản & con đường ẩm thực 12 năm miệt mài của tôi có rất nhiều giai đoạn khó khăn cực nhọc bị chính gia đình mình, bố mẹ và họ hàng phản đối. Bởi lẽ, tôi đang là một kiến trúc sư, nghề nghiệp ổn định, thu nhập tốt, bỗng bỏ ngang về làm anh nông dân đầu tắt mặt tối với đồng không mông quạnh và 5 ha rau nhếch nhác cùng những khoản lỗ đầu tiên từ những đồng tiền tích cóp đi vay mươn để cùng với vài người bạn lập nghiệp. Năm 2015, tôi  cùng một số người bạn thành lập cơ sở thực phẩm dưỡng sinh Búp Tâm An. Quá trình khởi tạo Búp Tâm An cũng rất vất vả. Rồi tôi gặp được người bạn đời vào làm cùng cơ sở từ cuối năm 2016. Người ấy cùng chia sẻ với tôi những khó khăn trong công việc cũng như thấu hiểu và chấp nhận tình cảm,  tình cảnh của tôi, cùng tôi định hình rõ dàng con đường sự nghiệp của mình cho đến hiện tại” – Nghệ nhân Phạm Hiếu tâm sự.

Bánh Trung thu của Búp Tâm An được nhiều khách hàng yêu thích
Bánh Trung thu của Búp Tâm An được nhiều khách hàng yêu thích

Búp Tâm An là  một trong những cơ sở đầu tiên ở Hà Nội phổ biến thực hành các phương pháp chế biến và ăn uống thực dưỡng. Shop online Búp Tâm An nay là thương hiệu bánh Trung Thu tươi được nhiều người tiêu dùng các sản phẩm xanh sạch lành yêu mến.

Tác giả  thương hiệu “Bánh Chưng Đất Tổ”  ra mắt  món “Bánh Chưng Lẳng”

“Trong tất cả các tình cảnh khó khăn cơ cực ấy tôi luôn giữ cho mình được nhiệt huyết và sự quyết tâm càng cao, có lẽ bởi nghề bếp và phát triển ẩm thực đã thẩm thấu trong tôi từ thời niên thiếu với nhưng đêm thức trắng cùng gia đình và các cô chú nấu cô phục vụ các gia định mùa cưới”- Phạm Hiếu khẳng định.

Tác giả  thương hiệu “Bánh Chưng Đất Tổ”  ra mắt  món “Bánh Chưng Lẳng”

Rất tự hào về công việc hiện tại, nghệ nhân Phạm Hiếu cho biết, anh đang  có kế hoạch xây dụng phát triển thương hiệu Bánh Chưng Đất Tổ trở thành sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Phú Thọ. “Mục tiêu xa hơn cùng hội văn hóa ẩm thực tỉnh Phú Thọ xây dụng phát triển Bánh Chưng Đất Tổ thành thương hiệu quà tặng ẩm thực cấp quốc gia, để mỗi người bạn quốc tến đến Việt Nam có cơ hội được thưởng thức một món ăn di sản về ẩm thực gắn liền nền văn hóa Văn Lang nghìn năm văn hiến vốn là niềm tự hào của người Việt Nam chúng ta”- Nghệ nhân Phạm Hiếu hy vọng.

Ngày 8/5/2023 nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì, huyện Cẩm Khê, Tam Nông chính thức được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng Trò xưa nay là xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê là làng nghề gói bánh lâu đời và nổi tiếng nhất tỉnh Phú Thọ chẳng những thế qua 9 lần tỉnh Phú Thọ tổ chức các cuộc thi gói nấu bánh chưng miền Bắc tại Lễ Giỗ Tổ 10/3 hàng năm, Đoàn nghệ nhân dân gian huyện Cẩm Khê đại diện là đội nghệ nhân Làng Trò, xưởng Bánh Chưng Đất Tổ đại diện dự thi 9 lần thì 8 lần đoạt giải nhất. Sản phẩm Bánh Chưng Đất Tổ truyền thống của làng nghề được UBND tỉnh Phú Thọ chọn làm lễ vật chính thức dâng lê giỗ tổ Hùng Vương các năm.

Nguyệt Nhi

Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất Tổ: Đặc sắc mâm cỗ dâng Vua Hùng

Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất Tổ: Đặc sắc mâm cỗ dâng Vua Hùng

Trong ngày khai cuộc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất Tổ 2023 mâm cỗ "Bánh Trái cây – Hoa Hồng” dâng lên các Vua Hùng thuộc diện đặc sắc.