Nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh về thể chất, vững vàng về tinh thần là mong ước của mọi bậc cha mẹ. Cách giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của con cái. Một nền giáo dục gia đình tốt không chỉ mang đến nhiều gợi ý và phương pháp hiệu quả trong quá trình dạy dỗ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.
Tại Trung Quốc, những lời răn dạy trong gia đình không chỉ ảnh hưởng đến các thế hệ mà còn lan tỏa ra toàn xã hội, trở thành một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Dưới đây là 6 phương pháp giáo dục gia đình của người Trung Quốc cổ xưa mà cho tới ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
1. Lời nói đi đôi với hành động
Trong việc giáo dục con cái, việc làm gương từ phía cha mẹ là điều vô cùng quan trọng. Theo tư tưởng của Nho giáo, việc tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ, trong đó tu thân được xem là nền tảng. Do đó, Nho gia đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện nhân cách cá nhân, coi đây là yếu tố then chốt để ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh.
Khổng Tử từng nói: "Muốn người khác chính trực, trước hết mình phải chính trực. Nếu bản thân ngay thẳng, không cần ra lệnh người khác cũng làm theo. Nếu bản thân không ngay thẳng, dù có ra lệnh người khác cũng không tuân theo".
Trong các lá thư gia huấn của người Trung Quốc cổ xưa, người viết thường là những bậc trưởng bối có uy tín và đạo đức. Họ chia sẻ những bài học quý giá từ chính trải nghiệm sống của mình, qua đó trở thành tấm gương cho thế hệ sau noi theo.
![]() |
Người Trung Quốc cổ xưa rất chú trọng tới giáo dục gia đình. |
2. Kết hợp nhu và cương
Sự nghiêm khắc và sự khoan dung là hai yếu tố đối lập trong giáo dục gia đình. Trong việc xử lý mâu thuẫn giữa yêu thương và kỷ luật, giáo dục gia đình Trung Quốc cổ xưa đã hình thành nguyên tắc kết hợp nhu và cương.
Truyền thống này chủ yếu xuất phát từ Nho giáo. Khổng Tử từng nói: "Làm cha mẹ, yêu thương con cái là điều quan trọng nhất".
Ngoài ra, còn có câu: "Người cha nghiêm khắc nhất chính là người cha có thể sánh với trời".
Điều này cho thấy, Nho giáo không chỉ đề cao sự yêu thương, mà còn nhấn mạnh sự nghiêm khắc và quan trọng nhất là biết dung hòa cả hai. Những bậc cha mẹ giỏi dạy con không chỉ biết la mắng, mà còn rất chú trọng đến việc hướng dẫn nhẹ nhàng và thuyết phục.
Mẹ của Mạnh Tử cắt vải dạy con hay Tăng Tử giết heo dạy con đều là những câu chuyện điển hình về giáo dục con trẻ bằng cách khéo léo dẫn dắt, giúp chúng hướng thiện và chăm chỉ học tập.
Ngoài ra, một ví dụ điển hình khác là Tô Thức (Tô Đông Pha) thời nhà Tống. Ông luôn giữ thái độ khoan dung và thấu hiểu khi dạy bảo con cháu. Ông chủ trương khuyến khích, dẫn dắt nhiều hơn trách mắng, cho phép con cháu phát triển tự do theo cá tính riêng.
3. Dạy dỗ theo khả năng
"Nhân tài thi giáo" có nghĩa là giáo dục phù hợp với tính cách và năng lực của trẻ. Khổng Tử rất chú trọng phương pháp này.Ông có hai học trò điển hình với tính cách trái ngược, một người rụt rè, nhút nhát và một người nóng vội, hiếu thắng.
Khổng Tử đã áp dụng hai cách dạy khác nhau:
Với người rụt rè, nhút nhát, ông khuyến khích cậu mạnh dạn tiến lên, không sợ hãi.
Với người nóng vội, hiếu thắng, ông cảnh báo cậu cần biết lùi một bước, tránh hành động thiếu suy nghĩ.
Tư tưởng này giúp trẻ phát huy thế mạnh cá nhân, đồng thời cải thiện điểm yếu, thay vì áp đặt một khuôn mẫu giáo dục cứng nhắc.
![]() |
4. Học tập từng bước
Người Trung Quốc cổ xưa đã sớm nhận ra rằng, trẻ em ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cần có phương pháp giáo dục khác nhau.
Từ thời Tây Chu, giới quý tộc đã có hệ thống giáo dục theo độ tuổi. Trẻ biết ăn uống phải dạy dùng tay phải. Trẻ biết nói phải dạy cách xưng hô.
6 tuổi: Học đếm số và tên gọi đồ vật.
7 tuổi: Bé trai, bé gái không ngồi chung chiếu, không ăn chung mâm.
8 tuổi: Học quy tắc ứng xử như vào cửa, ra ngoài phải nhường người lớn.
9 tuổi: Học cách tính lịch ngày tháng.
10 tuổi: Ra ngoài học với thầy, bắt đầu học chữ và đọc sách.
Phương pháp này giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ dễ đến khó, hình thành nền tảng học vấn vững chắc.
5. Khuyến khích học tập
Trong lịch sử, việc khuyến khích con cái chăm chỉ học tập luôn được đề cao. Các câu chuyện, sách giáo huấn về chủ đề này vô cùng phong phú.
Một số câu chuyện điển hình như:
Mẹ Mạnh Tử chọn nơi ở: Chuyển nhà nhiều lần để con có môi trường học tập tốt.
Tăng Tử giết heo: Dạy con bài học về sự trung thực và giữ lời hứa.
Tô Thức (Tô Đông Pha) bắt đầu học khi đã 27 tuổi: Chứng minh rằng học tập không bao giờ là quá muộn.
Những câu chuyện này giúp trẻ hiểu rằng học tập là nền tảng của thành công.
6. Tạo môi trường giáo dục tốt
Người Trung Quốc cổ đại đặc biệt chú trọng giáo dục từ sớm, thậm chí ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, đây chính là nguồn gốc của thai giáo.
Từ thời Tây Chu, tầng lớp thống trị tin rằng để có một vị thái tử đức độ, cần bắt đầu giáo dục ngay từ khi mang thai.
Sách cổ ghi lại: "Khi mang thai, người mẹ phải cẩn trọng với những gì mình cảm nhận. Nếu tiếp xúc với điều tốt, con sinh ra sẽ tốt. Nếu tiếp xúc với điều xấu, con sẽ xấu".
Những quy tắc thai giáo nghiêm ngặt gồm: Không nhìn cảnh xấu xí, không nghe âm thanh dung tục, không nói lời cay nghiệt, giữ tâm lý ôn hòa, đạo đức ngay thẳng.
Thời Hán, học giả Giả Nghị còn đề xuất rằng việc giáo dục nên bắt đầu từ việc chọn vợ/chồng. Ông tin rằng hôn nhân với người có đạo đức sẽ giúp con cháu đời sau trở nên lễ nghĩa, hiếu thảo, tránh xa thói hư tật xấu. Điều này cho thấy giáo dục không chỉ là việc dạy trẻ, mà còn là tạo dựng môi trường tốt ngay từ đầu.
"Bật mí" bí quyết giúp con chăm học mà không cần ép buộc
Bạn muốn con mình học tập một cách vui vẻ và hiệu quả? Bí quyết nằm ở việc kết hợp học tập với vui chơi. Khi trẻ được học trong môi trường.