Hấp chín là cách đơn giản nhất để chúng ta biến một số loại trái cây quen thuộc thành thuốc bổ, thuốc chữa bệnh cho tim, phổi, gan, thận… Nhất là vào mùa lạnh, các món ngon từ trái cây hấp vừa giữ ấm lại tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể tự thực hiện ngay trong căn bếp nhà mình với 7 loại quả chẳng hề xa lạ sau đây:
1. Cam hấp muối: chữa ho, giảm đờm, tốt cho tiêu hóa
Trong vỏ cam chứa chất chống viêm tương tự như indomethacin thường dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cam có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị hen suyễn, giúp làm loãng đờm. Thậm chí, chất beta cryptoxanthin trong vỏ cam còn hỗ trợ điều trị ung thư phổi.
Cách làm cam hấp muối rất đơn giản (Ảnh minh họa) |
Các thành phần này chỉ có thể thoát ra khỏi vỏ cam sau khi nấu chín, ngoài ra cam hấp đặc biệt thích hợp cho trẻ bị ho lâu ngày, trị dứt điểm mà lại không có tác dụng phụ.
Cách làm: Rửa sạch cam và ngâm nước muối trong 20 phút sau đó cắt phần đầu, rắc 1 chút muối lên phần thịt quả lộ ra ngoài. Đậy nắp cam đã cắt lại, cho vào tô, cho vào nồi hấp cách thủy 15 phút là có thể dùng được.
2. Chuối hấp: thanh nhiệt, an thai, giữ ấm, chữa ho
Chuối có vị ngọt, tính lạnh, có thể thanh nhiệt và dưỡng ẩm cho đường ruột, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, hỗ trợ phụ nữ bị động thai do nhiệt. Ăn chuối sau khi hấp không chỉ ngon mà còn thích hợp với những người có thể trạng yếu, hay bị lạnh. Đặc biệt, dùng chuối hột hầm đường phèn có tác dụng chữa ho mãn tính.
Cách làm: Cắt chuối thành từng miếng vừa ăn, cho vào tô hấp cách thủy đến khi chín. Có thể hấp chung với đường phèn với các loại trái cây khác. Nếu dùng chuối hột, nhớ ngâm nước khoảng 15 phút trước khi hấp.
3. Bưởi hấp: thanh nhiệt trừ đờm, khử khí hư, giảm huyết khối
Bưởi rất giàu protein, axit hữu cơ, vitamin, canxi, phốt pho, magiê, natri và các nguyên tố cần thiết khác cho cơ thể con người. Các chất này còn tốt cho dạ dày, điều hòa khí và giải đờm, giữ ẩm cho phổi và thông ruột, bổ khí huyết và tỳ vị, có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn, điều trị tiêu hóa.
Nó có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và có tác dụng bổ trợ tốt đối với nhiễm trùng huyết. Ăn bưởi có thể làm giảm cơn tức giận và ức chế các vết loét ở miệng. Ngoài ra, các chất hesperidin và naringin trong vỏ bưởi còn có thể làm giảm độ nhớt của máu và giảm hình thành huyết khối.
Cách làm: Cắt bưởi tươi, bỏ vỏ, bỏ hạt, hấp với mật ong rồi ăn. Hoặc rửa sạch vỏ bưởi, thái chỉ, cho vào bát, thêm đường kính, hấp uống, ngày uống 3 lần rất hiệu nghiệm để thanh nhiệt, trừ đờm, khí hư.
4. Lê hấp đường phèn: Chữa ho, giải đờm và giữ ẩm cho phổi
Lê vốn có tác dụng thanh nhiệt và dưỡng ẩm cho phổi, giảm ho, long đờm, khi hấp chung với đường phèn sẽ càng hiệu quả hơn. Cũng có thể hấp lê với các vị thuốc long đờm, bột giảm ho hoặc mật ong, đặc biệt thích hợp cho người bị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính và ho mãn tính.
Lê hấp đường phèn là bài thuốc quen thuộc để chữa ho, bổ phổi mùa đông (Ảnh minh họa) |
Cách làm: Rửa sạch 1 trái lê, cắt 1 miếng tròn ở phần cuống sau đó cắt bỏ phần lõi bên trong và đổ lượng đường phèn thích hợp vào trong, đậy nắp cuống lê lại và cho vào tô hấp cách thủy trong 10 phút. Có thể ăn được cả cái và nước, nhưng lưu ý bài thuốc này không thích hợp cho bệnh nhân ho do phong hàn.
5. Quả chà là đỏ hấp: nuôi lá lách, dạ dày, gan và thận
Chà là rất giàu protein, chất béo, đường, caroten, vitamin B, vitamin C, vitamin P, canxi, phốt pho, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Chà là sau khi hấp chín sẽ dễ tiêu hóa hơn, đặc biệt thích hợp với người tỳ vị hư yếu, những người thiếu khí, huyết, gan thận. Muốn bổ thận tráng dương có thể hấp cùng với trứng gà.
Cách làm: Lấy 5 quả chà là đỏ rửa sạch ngâm nước. Sau đó đập 2 quả trứng gà, thêm 1 chút muối rồi đánh lên, thêm chà là, nước lạnh hấp chín. Người khỏe mạnh muốn bồi bổ sức khỏe hàng ngày, có thể cắt đôi quả chà là đỏ, thái hạt lựu, hấp chín với nước lạnh, sau khi nước sôi thì hấp từ từ 20 phút là dùng được.
6. Táo hấp: trị tiêu chảy và giải độc, bồi bổ dạ dày
Đáng ngạc nhiên là táo tàu tươi có tính hàn, nhưng khi hấp chín thì hoàn toàn không còn tính hàn nữa mà còn có tác dụng giải độc và chống tiêu chảy rất tốt.
Nguyên nhân là do táo chứa nhiều pectin, là một chất có thể làm mềm chất thải trong dạ dày và có tác dụng nhuận tràng, khi nấu chín còn có thể hấp thụ vi khuẩn và chất độc, trị tiêu chảy. Táo nhiều chất xơ, cũng hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa.
Cách làm: Lấy 1 quả táo, rửa sạch và nhớ để cả vỏ sau đó cắt thành từng miếng nhỏ cho vào bát và hấp cách thủy khoảng 5 phút.
7. Táo gai hấp: cải thiện vị giác và tốt cho tiêu hóa
Táo gai chứa 1 lượng lớn axit hữu cơ và axit trái cây glycolic, có tác dụng khai vị, bổ tỳ vị, giảm chướng bụng, đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn nhiều táo gai tươi có hại cho dạ dày nhưng khi hấp chín thì ngược lại (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, ăn táo gai sống lại có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và khá khó ăn với nhiều người, nên tốt nhất hãy hấp với đường phèn để đạt kết quả tốt nhất. Mỗi ngày 1 lần, bài thuốc này thậm chí có thể chấm dứt chứng táo bón lâu năm.
Cách làm: Gọt vỏ táo gai, cho vào bát, thêm đường phèn vừa đủ và hấp cách thủy trong 15 phút trước khi dùng, ngày dùng 1 lần.
Nguồn và ảnh: Zhihu, Family Doctor, Sohu
Công dụng tuyệt vời của hạt dẻ, được mệnh danh là 'vua trái cây khô'
Ngoài việc dùng làm thực phẩm để ăn như món hạt dẻ nướng nóng hổi trong mùa lạnh, loại hạt này còn là vị thuốc quý dùng để chữa nhiều loại bệnh.