Thứ tự ăn trong bữa cơm rất quan trọng
Thứ tự ăn sai lầm hoàn toàn có thể khiến lượng đường trong máu thay đổi liên tục, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đặc biệt ảnh hưởng tới tuyến tuỵ.
Wu Yingrong, giám đốc Quỹ Dinh dưỡng Đài Loan (Trung Quốc) cho biết đã thử nghiệm và đo lường thực tế mức độ gia tăng của đường huyết khi thay đổi thứ tự ăn các loại thực phẩm gồm trái cây, cơm trắng, rau, sữa đậu nành và trứng trong bữa. Kết quả nhận thấy nếu ăn trái cây và cơm trắng đầu tiên sẽ khiến lượng đường huyết biến động liên tục tựa như "tàu lượn".
Wu Yingrong cho hay, khi lượng đường trong máu liên tục thay đổi cũng là lúc tuyến tuỵ phải hoạt động một cách cật lực để điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức độ cân bằng. Khi tuyến tuỵ làm việc liên tục và suy giảm chức năng sẽ khiến lượng đường tích tụ nhiều trong máu, từ đó dẫn tới đường huyết cao với các biểu hiện như buồn nôn, khát nước, khó thở,... Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng tăng đường huyết có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Cô cũng chỉ ra rằng, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng, khi rau được ăn trước và carbohydrate được ăn sau cùng, lượng đường trong máu và nồng độ insulin sau bữa ăn có thể được cải thiện ngay cả khi tốc độ ăn nhanh. Trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy việc sử dụng carbohydrate cuối bữa ăn giúp giảm lượng đường trong máu và biến động insulin. Có thể thấy, thứ tự ăn uống có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu cũng như bảo vệ tuyến tuỵ.
Các cách kiểm soát lượng đường trong máu khi ăn cơm
Cơm trắng là một món ăn không thể thiếu mỗi ngày, đặc biệt với người Việt Nam. Bên cạnh việc lưu ý thứ tự ăn thì cũng có những cách dưới đây có thể kiểm soát đường huyết khi ăn cơm trắng để đảm bảo sức khoẻ
1. Đừng nấu cơm quá mềm
Cơm mềm tuy ngon và cũng dễ tiêu hóa hơn nhưng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn sau bữa ăn, chính vì vậy, không nên nấu cơm quá mềm.
2. Thêm gạo lứt và các loại đậu nguyên hạt vào gạo trắng
Thường xuyên ăn gạo trắng không sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Nên bổ sung thêm gạo nếp cẩm, gạo đen, gạo lứt, đậu xanh, đậu đỏ và các loại ngũ cốc thô và đậu khác vào cơm trắng để hạn chế đường huyết tăng cao.
3. Nên ăn cơm trong ngày và tránh hâm nóng nhiều lần
Tốt nhất không nên nấu quá nhiều cơm một lúc. Việc đun lại quá nhiều lần sẽ khiến cơm mềm hơn, dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tốt nhất nên ăn cơm được nấu ngay trong ngày.
Ăn quá nhiều cơm trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng không có nghĩa là người mắc bệnh tiểu đường không được ăn cơm trắng. Chỉ cần học cách ăn cơm trắng lành mạnh thì vẫn có thể ăn được gạo trắng kết hợp với tập thể dục phù hợp sẽ có thể giúp khống chế lượng đường huyết và phòng ngừa tiểu đường tốt hơn.
Nguồn: toutiao
1 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư tuyến tụy: 75% bệnh nhân có triệu chứng này
Ung thư tuyến tụy là bệnh có tiên lượng sống thấp nhưng các triệu chứng ban đầu lại không rõ ràng.