12/4/1961, lần đầu tiên trên thế giới, phi hành gia người Liên Xô Yuri Gagarin (1934 – 1968) thực hiện chuyến bay vào không gian, mở ra kỷ nguyên khai phá vũ trụ mới cho loài người.
Sau đó, đến cuối những năm 1950, các nhà khoa học thực hiện nhiều những thí nghiệm đưa nhiều sinh vật vào vũ trụ, và động vật là đích mà giới khoa học nhắm đến để "đo" tác động của không gian lên sinh vật sống.
Trong khi người Mỹ dùng ruồi giấm, khỉ để thực hiện thí nghiệm thì người Liên Xô lại lựa chọn các chú chó. Một trong số đó chính là Laika.
Ngày chú bay, laika tròn 3 tuổi, nặng 16kg. |
Lý do để chọn Laika, vì theo các nhà khoa học, những con chó lang thang vô chủ thường tự học được cách chịu đựng nghịch cảnh khắc nghiệt của nhiệt độ và việc thiếu thốn thức ăn - đây là 2 trong những điều kiện thử thách trong sứ mệnh bay của loài động vật này.
Ngoài ra, Laika là giống cái, theo quan niệm, nó sẽ nhỏ con và hiền lành hơn các con giống đực cùng loài khác, thêm nữa do cô sở hữu thân hình nhỏ bé và màu lông sáng (nhìn sẽ đẹp hơn trên băng ghi hình). Trước khi bay vào vũ trụ, các bác sĩ tiến hành cấy thiết bị y tế vào cơ thể chúng nhằm theo dõi xung tim, nhịp thở, huyết áp và chuyển động vật lý. Và Laika trở thành chú chó đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái đất.
Laika là động vật đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái đất |
Vào hồi 5 giờ 30 phút ngày 3/11/1957, tại Sân bay vũ trụ Baikonur, tàu Sputnik 2 mang theo cô chó nhỏ tội nghiệp Laika được phóng lên quỹ đạo trái đất.
Laika đã chết trong vòng 5 giờ sau khi bị đẩy vào quỹ đạo (mặc dù trong hơn 40 năm, sự thật bị che đậy và các quan chức khẳng định cô vẫn còn sống trong nhiều ngày sau khi cất cánh). Cô chó đã chết trong không gian: Đơn độc, đau đớn và sợ hãi tột độ.
Laika ấy chết vì quá nóng. Vệ tinh không được cách ly khỏi tia mặt trời, và về cơ bản, cô đã bị nấu chín đến chết. Liên Xô thừa nhận rằng họ không hề có kế hoạch cho cô trở về Trái Đất và biết rằng cô sẽ chết trong thí nghiệm.
"Khi thời gian trôi qua, tôi ngày càng hối tiếc về việc này. Chúng tôi đã không nên làm vậy." Theo dailymotion, những gì mà Laika phải trải qua trước khi tan cùng con tàu Sputnik 2 còn đáng sợ hơn cái chết!
Tuy nhiên, sự hy sinh của Laika đã mở ra cho ngành khoa học vũ trụ một trang mới, cung cấp những dữ liệu cần thiết để các nhà khoa học hiểu về cách thức một sinh vật sống phản ứng với môi trường vũ trụ; đồng thời đi đến một xác tín, rằng con người có thể tồn tại được trên quỹ đạo và chịu được tình trạng không trọng lực.
Lính cứu hoả Úc tung ảnh khoe body 6 múi kêu gọi bảo vệ động vật
Kể từ năm 1993, lính cứu hoả Australia đã gây quỹ từ thiện bằng cách chụp ảnh các chiến sĩ đẹp trai của mình và thiết kế thành một bộ lịch.