Một cô bé tên là NT.N, cô bé 13 tuổi ở Long An bị bạn bè tẩy chay, cô lập trên mạng xã hội dẫn đến nghĩ quẩn và tự tử bằng thuốc trừ sâu. Người nhà đã đưa em vào viện sơ cứu, rửa dạ dày uống than hoạt tính, truyền dịch, đặt ống thở giúp thở hỗ trợ rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Bé N.T.N |
Gia đình cho biết em N. là con đầu lòng trong gia đình hai con gái. Sau khi bố mẹ ly hôn, em N. sống cùng bố và bà nội. Đầu năm học vừa qua em có mâu thuẫn với các bạn trong lớp và bị cô lập, bắt nạt trên mạng xã hội. Em N. từng bị ngất vì áp lực. Lần này, em đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử.
Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, tình trạng của em cải thiện, được cai máy thở, tỉnh táo, chức năng cơ quan cải thiện, định lượng men ACE hồi phục khả quan. Giáo viên và Ban giám hiệu cũng đã tìm đến động viên tìm hướng giải quyết, nhưng có thể gia đình cân nhắc sẽ chuyển trường cho T.N.
Chia sẻ với Infonet, PGS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (Hà Nội), cho biết, một kết quả nghiên cứu của các nhóm từ Trường ĐH Giáo dục và ĐH Sư phạm Đà Nẵng cho rằng việc bị bắt nạt dù là trên thế giới ảo nhưng lại có ảnh hưởng thực đến tâm lý của học sinh. Bắt nạt bằng lời trên mạng cũng có mối tương quan thuận giữa stress lo âu trầm cảm, tăng động, khả năng tự kiểm soát kém và tính bất thường với việc bị bắt nạt.
Theo ông Nam, bắt nạt trực tuyến kinh khủng hơn so với bắt nạt trực tiếp vì việc này là 24/7, không giới hạn về thời gian. Trẻ bị bắt nạt trên mạng sẽ cảm thấy hoàn toàn bất lực, không có giải pháp hay phương cách đối phó.
Theo PGS Trần Thành Nam, chúng ta đang sống trong một xã hội số và không thể nào cấm trẻ tuyệt giao với công nghệ vì vậy cha mẹ hãy dạy cho trẻ một số kỹ năng sống an toàn trên mạng xã hội. Đặc biệt đối với trẻ đang tuổi dậy thì, bố mẹ nên dành nhiều thời gian bên con, chia sẻ cùng con những khúc mắc trong cuộc sống.
Hà Nội: Sập giàn giáo lúc nửa đêm, cảnh sát cứu người trong đống đổ nát
Lực lượng chức năng đã phong tỏa hiện trường để phục vụ công tác điều tra.