Bé gái đứng bơ vơ ở ngã tư những ngày giáp Tết: Nghe người mẹ giải thích nguyên do, ai nấy nghẹn lòng

Video được bà mẹ chia sẻ lấy nước mắt người xem.

Trước ngày về quê, Lin - một bà mẹ ở Trung Quốc vô tình kiểm tra camera và thấy nghẹn ngào. Trong video, chị phát hiện có một bóng dáng nhỏ bé đang đứng ở ngã tư ngay trước nhà, trong tiết trời tuyết rơi. Đó là cô con gái 6 tuổi của cô, đang đợi mẹ và bố về nhà. Cảnh tượng đứa trẻ cô đơn, ánh mắt đầy chờ đợi khiến cô cảm thấy đau xót.

Video được bà mẹ chia sẻ lấy nước mắt người xem.

Kể từ sau Tết năm ngoái, hai vợ chồng để con lại cho bà ngoại, đi làm ở Thâm Quyến, hơn một năm rồi chưa về thăm nhà. Con gái cô chỉ có thể dùng điện thoại để bày tỏ nỗi nhớ nhung. Lần này khi biết bố mẹ sẽ về nhà đón Tết, cô bé ngày nào cũng đứng ở ngã tư đợi họ về sớm.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Dường như, một lời hứa của cha mẹ có thể khiến con trẻ vui vẻ trong một thời gian dài, nhưng những nỗi nhớ thương sâu sắc trong lòng trẻ lại trở thành nỗi ân hận lớn nhất của cha mẹ. Có người trên mạng đã chia sẻ: "Khi về nhà, đứa trẻ nhìn tôi bằng ánh mắt lạ lẫm, muốn gần gũi với nó một chút, nhưng tôi lại không biết con thích gì".

Sự xa cách trong mối quan hệ cha mẹ – con cái khiến cha mẹ cảm thấy có lỗi và con cái thì thất vọng. Chúng ta không muốn chứng kiến những cảnh tượng như thế, nhưng đôi khi vì những lý do thực tế, chúng ta phải quay lưng bước đi, để lại đằng sau là đứa trẻ không muốn chia tay.

Vậy liệu cha mẹ có cảm thấy hối hận khi không ở bên cạnh con cái trong suốt thời gian trưởng thành của chúng? Chắc chắn là có. Như một câu nói đã từng chia sẻ: "Nếu bộ phim truyền hình sai, bạn có thể quay lại sửa, nhưng nếu bạn bỏ lỡ bộ phim truyền hình cuộc đời con cái, thì sau này sẽ không bao giờ xem lại được".

Những đứa trẻ thiếu hơi ấm

Trên Zhihu, có một câu hỏi: "Tại sao bạn không muốn về nhà vào dịp Tết?". Một câu trả lời được yêu thích nói rằng: "Vì tôi không có đủ sức mạnh để thay đổi thế giới trong gia đình, và tôi cũng không muốn chịu đựng cái thế giới đó."

Quả thật, không ai muốn sống lang bạt ở nơi xa xứ, nhưng đôi khi vì một lý tưởng chưa hoàn thành, người ta vẫn phải kiên cường bươn chải ngoài kia. Vậy chúng ta vất vả làm việc để làm gì? Có thể, câu trả lời đơn giản nhất chính là để không phải hối hận và để con cái không phải chịu thiệt thòi.

Với nhiều người, quyết định để con ở quê trong khi mình tiếp tục đi làm xa khiến họ cũng rất đau lòng. Tuy nhiên, vì con cái lớn lên, chi tiêu ngày càng nhiều, gánh nặng kinh tế sẽ ngày càng lớn. Vì vậy, họ chỉ có thể làm việc chăm chỉ, cố gắng kiếm tiền để bù đắp phần nào tình yêu thương thiếu vắng.

Nhưng nhiều cha mẹ không biết rằng món quà Tết tốt nhất dành cho con không phải là những lời chúc, cũng không phải là món đồ chơi, mà là sự hiện diện, sự đồng hành không thể thay thế. Trước đây, khi rời nhà, cha mẹ vẫn cảm thấy vui vì con cái không quấy rối, nhưng giờ đây, chỉ thấy nỗi lòng đau nhói vì con cái quá "hiểu chuyện".

Nếu có thể nhận được sự chăm sóc của cha mẹ, chẳng đứa trẻ nào lại muốn nuốt nỗi đau một mình.

Khi nào mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên căng thẳng?

Có thể chính là khi cha mẹ nói một câu: "Mẹ bận," hay "Tết này không về nhà" khiến đứa trẻ cảm thấy thất vọng. Những chi tiết trong cuộc sống mà cha mẹ cho là bình thường nhưng lại đang đánh cắp những nụ cười của con.

Tiền mất rồi có thể kiếm lại, nhưng bỏ lỡ thời gian trưởng thành của con cái, thì đó là một sự tiếc nuối không bao giờ có thể sửa chữa.

Chúng ta thường nói rằng trẻ em ngày nay càng ngày càng khó chiều, nhưng quên mất một điều: Chỉ có những đứa trẻ cần tình yêu nhất, mới có thể trở nên cứng cỏi và đầy gai góc. Khi cha mẹ và con cái xa cách quá lâu, tình cảm thật sự sẽ phai nhạt.

Cha mẹ có cảm giác gia đình, mới nuôi dưỡng được những đứa trẻ hạnh phúc. Tình yêu không thể đo bằng vật chất, giống như sự đồng hành không thể thay thế bằng lời hứa. Sự vắng mặt lâu dài của cha mẹ chỉ khiến cho cảm giác an toàn trong tâm hồn trẻ trở nên thiếu hụt trầm trọng. Cảm giác gắn kết với gia đình của cha mẹ chính là nền tảng hạnh phúc của trẻ.

Cha mẹ tốt sẽ không dùng công việc để làm cái cớ lơ là con cái, mà sẽ cố gắng đáp ứng những mong đợi của trẻ.

Cha mẹ từ nơi xa xôi trở về, và những đứa trẻ nơi quê nhà được bao bọc trong tình yêu, chính là cảm giác gia đình. Còn khi một người không thể trải qua một cái Tết trọn vẹn, thì Tết sẽ mang lại cảm giác cô đơn và u sầu hơn bất kỳ lúc nào trong năm.

Những đứa trẻ thiếu vắng sự đồng hành của cha mẹ trong thời gian dài, chúng khát khao tình yêu còn mãnh liệt hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy, để lấp đầy "kho yêu thương" trong lòng chúng, điều quan trọng chính là sự chia sẻ cảm xúc, chứ không phải là những bù đắp vật chất.

Dù sao đi nữa, những gì cha mẹ nghĩ mình muốn cho con, chưa chắc đã là những gì con thực sự cần. Trong giáo dục gia đình, khi có điều kiện, hãy dành thêm thời gian ở bên con cái, đó chính là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể tặng cho chúng.

Hiểu Đan

Nghe lời mẹ lấy chồng đại gia, Á hậu Việt này giờ 'ở ẩn', sống viên mãn, dạy con khéo

Nghe lời mẹ lấy chồng đại gia, Á hậu Việt này giờ "ở ẩn", sống viên mãn, dạy con khéo

Cô được coi là một trong những người đẹp Việt có cuộc sống viên mãn nhất hiện nay.